Lạm phát là gì? Kiểm soát lạm phát như thế nào?
Hiện tượng lạm phát là gì?
Trong kinh tế vĩ mô thì: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự giảm giá trị của loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền sẽ mua được ít sản phẩm hơn trước đây, do đó tình trạng lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một nước này so với loại tiền của các nước khác. Theo nghĩa đầu tiên thì chúng ta hiểu lạm phát của một loại tiền tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa hai thì ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền đó.
Các quy định về lạm phát
Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định liên quan đến vấn đề lạm phát như sau:
Thứ nhất, NHNN xây dựng chỉ tiêu lạm phát hang năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
Thứ hai, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hang năm;
Thứ ba, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hang năm thể hiện qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
Thứ tư, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Liên quan đến việc khống chế lạm phát, Bộ Tài chính có nhiệm vụ “chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tể.
Phân loại lạm phát
- Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): Có tỉ lệ lạm phát gp<10% một năm. Lạm phát mức độ này không gây ra tác động đáng kể với nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm, đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng (theo nghĩa đó, hệ thống ngân hàng không hoạt động được => thị trường tài chính bị phá vỡ, gây biến dạng nghiêm trọng nền kinh tế).
- Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ chóng mặt, loại lạm phát này biểu hiện ở tỉ lệ từ 4-5 con số trở lên. Loại lạm phát này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống kinh tế xã hội, các hoạt động kinh tế sẽ rơi vào tình trạng rối loạn và đây là thảm họa với nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng ít khi xảy ra và để khắc phục chính phủ nên cam thiệp bằng cách đổi tiền để giữ lấy giá của đồng tiền.
Hiện tượng lạm phát sảy ra khi nào?
Bạn hãy coi tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá trị thì món hàng đó sẽ đổi được nhiều hơn hàng hoá khác. Đô la Mỹ là đồng tiền có giá, bạn có thể dùng nó để mua hàng ở bất kỳ đâu vì nó là loại tiền tệ có giá trị, được bảo chứng toàn thế giới.
Còn một đất nước sản xuất yếu kém, hàng hóa, dịch vụ khan hiếm thì giá cả sẽ tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn để mua. Mà khi tiền được mang đi quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông gọn gàng hơn. Đó là lúc lạm phát xảy ra. Có nhiều nguyên nhân xảy ra lạm phát, tuy nhiên do "cầu kéo" và "chi phí đẩy" là 2 nguyên nhân chính.
1. Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một sản phẩm nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của sản phẩm đó tăng theo. Giá cả của các sản phẩm khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ở Việt Nam, giá xăng tăng sẽ kéo theo giá cước taxi lên là ví dụ rõ nhất.
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp gồm tiền lương, giá nguyên vật liệu, máy móc, thuế… Khi giá của một hoặc vài yếu tố này tăng thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng, vì thế mà giá sản phẩm sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
3. Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho lao động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho nhân sự, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận và từ đó phát sinh lạm phát.
4. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu về một hàng hoá nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc (chỉ có tăng mà không giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi mặt hàng có lượng cầu tăng lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng, gây nên lạm phát.
5. Lạm phát do xuất khẩu
Khi xk tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xk khiến lượng hàng cung cho thị trường nội địa giảm khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây lạm phát.
6. Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nk tăng (do thuế nk tăng hoặc do giá trên thế giới tăng) thì giá bán hàng hóa đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên thì hình thành lạm phát.
7. Lạm phát tiền tệ
Khi lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng cũng là nguyên nhân lạm phát.
Một số cách kiểm soát lạm phát
Đối với một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Có nhiều cách để kiềm chế lạm phát như:
1. Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông
- Ngừng phát hành tiền nhằm giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội.
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là giải pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Giải pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng.
- Tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Phương pháp này sẽ làm hạn chế các NHTM mang các giấy tờ có giá đến NHNN để chiết khấu. Ngoài ra việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, từ đó giảm lượng tiền lưu thông.
- Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các NHTM.
- Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các NHTM.
- Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
- Tăng thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
2. Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông
- Giảm thuế
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
3. Vay viện trợ nước ngoài
4. Cải cách tiền tệ
Tác hại của lạm phát
- Khi xảy ra lạm phát, giá tăng không đều nhau, sẽ dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả, gây biến động dạng cơ cấu sản xuất và việc làm trong xã hội, làm xáo trộn trật tự kinh tế (những ngành tăng giá thì thu hút đầu tư, những ngành giảm giá thì ít được đầu tư).
- Khi lạm phát, có sự phối lại của cải và thu nhập một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tổ chức và các giai cấp xã hội, đặc biệt là những đối tượng giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (như tiền mặt) và những người làm công ăn lương.
Ảnh hưởng tích cực của lạm phát
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế. Nếu tốc độ lạm phát vừa phải từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển có thể mang lại một số lợi ích sau:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm thất nghiệp trong xã hội.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có hại lẫn mặt tích cực. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Tin liên quan
-
NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao...
-
Loạt "ông lớn" ngân hàng chốt quyền trả cổ tức vào nửa cuối tháng 7
MB, HDBank, SHB, Vietcombank chuẩn bị chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu. -
Cổ phiếu thượng hạng (Blue Chip) là gì? Đầu tư cổ phiếu thượng hạng như thế nào hiệu quả nhất?
Khi bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư mới có thể chưa...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404