Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa: Chưa chứng nhận hợp quy đã đưa sản phẩm ra thị trường?
Tung 'hoả mù' lừa dối khách hàng
Theo tìm hiểu của phóng viên, thị trường bếp từ tại Việt Nam hiện rất đa dạng mẫu mã sản phẩm, từ tầm thấp, tầm trung đến cao cấp. Có thể phân ra làm 2 hình thức nhập và 4 xuất xứ bếp từ. Hình thức thứ nhất là sản phẩm vào thị trường bằng con đường nhập khẩu, có văn phòng đại diện, nhà phân phối tại Việt Nam.
Trong đó sẽ có sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc từ châu Âu như: Fagor, Nodor, Bosch, Chef’s,…; Sản phẩm thương hiệu Việt đặt sản xuất tại các nước châu Âu theo hình thức OEM như một số model bếp từ của Chef’s và D’mestik; Sản phẩm sản xuất tại nước thứ 3: Mua linh kiện các nước như Đức, Ý, Nhật và láp ráp tại nước thứ 3 như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia; Sản phẩm sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc. Hình thức thứ hai là sản phẩm vào thị trường bằng con đường xách tay.
Giá bếp từ trên thị trường cũng rất đa dạng, dao động từ vài triệu đến vài chục triệu. Tuy nhiên, thông thường hàng sản xuất, nhập khẩu nguyên chiếc châu Âu có giá thành cao hơn hàng láp ráp và sản xuất tại Trung Quốc. Bếp sản xuất châu Âu nhưng được công ty của Việt Nam đặt hàng trước thường dao động từ 15 – 25 triệu. Bếp từ sản xuất nước thứ 3 hoặc tại Trung Quốc thường rẻ hơn. Chính vì sự cạnh tranh gay gắt mà thị trường bếp từ thời gian gần đây cũng có nhiều sự nhiễu loạn, đặc biệt là về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Riêng về chất lượng bếp điện, bếp điện từ, Bộ KH&CN đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng. Tới năm 2018, phần sửa đổi 1 của quy chuẩn có bổ sung thêm sản phẩm bếp điện từ vào danh mục sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận phù hợp QCVN 9:2012/BKHCN trước khi đưa ra thị trường. Quy định về chứng nhận, công bố và gắn dấu hợp quy cho sản phẩm bếp từ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.
Mặc dù quy định về chứng nhận, công bố và gắn dấu hợp quy cho sản phẩm bếp điện từ đã có từ lâu, tuy nhiên, trên thị trường bếp từ hiện nay vẫn có những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh dòng sản phẩm này chưa thực hiện đúng quy định về chứng nhận chất lượng sản phẩm theo QCVN 9:2012/BKHCN. Có thể kể đến trường hợp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa (địa chỉ tại Tầng 3, Tòa Gold Tower 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Tổng Giám đốc công ty này là bà Nguyễn Thị Huyền Thương.
Tại trụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa, phóng viên được một nhân viên công ty có tên là Trà My tiếp đón và giới thiệu rất nhiều sản phẩm bếp từ đến từ nhiều thương hiệu với chất lượng, mẫu mã, giá cả khác nhau. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị nhân viên cho xem sản phẩm trực tiếp thì nhân viên này từ chối với lý do "bên em chỉ bán hàng online".
Phóng viên thắc mắc về việc nếu khách hàng không được xem sản phẩm trước khi mua, lỡ như sản phẩm khi nhận không đúng với mẫu mã đã xem hoặc chất lượng không đảm bảo thì sẽ xử lý ra sao, nhân viên Trà My ngay lập tức trấn an và khẳng định đối với sản phẩm bếp từ đều có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và chứng nhận chất lượng.
Mặc dù liên tục quảng cáo hoa mỹ về chất lượng sản phẩm, thế nhưng khi phóng viên đề nghị muốn xem giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm bếp điện từ mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa đang bán thì nhân viên này nói rằng phóng viên phải chờ, để nhân viên này đi xin giấy chứng nhận từ bộ phận phụ trách khâu xuất nhập khẩu của công ty.
Sau một thời gian chờ đợi, nhân viên báo lại với phóng viên rằng phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa không làm giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm bếp điện từ của công ty. "Hiện tại Việt Nam mặt hàng này chưa có quy định về giấy hợp quy nên bên em không có", nhân viên Trà My trả lời phóng viên.
Trên thực tế, Bộ KH&CN đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng. Tới năm 2018, phần sửa đổi 1 của quy chuẩn có bổ sung thêm sản phẩm bếp điện từ vào danh mục sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận phù hợp QCVN 9:2012/BKHCN trước khi đưa ra thị trường. Quy định về chứng nhận, công bố và gắn dấu hợp quy cho sản phẩm bếp từ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 và hiện vẫn còn hiệu lực.
Vậy tại sao nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa lại khẳng định với phóng viên rằng Việt Nam không quy định phải có giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm bếp điện từ? Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa có đang cố tình làm ngơ trước quy định nêu tại QCVN 9:2012/BKHCN?
QCVN 9:2012/BKHCN của Bộ KH&CN đã quy định rõ, các thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, kinh doanh và nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải thực hiện công bố hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
QCVN 9:2012/BKHCN đã nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy chuẩn. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện và điện tử phải bảo đảm chất lượng theo quy định có liên quan của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thiết bị điện, điện tử phải bảo đảm giới hạn nhiễu điện từ theo quy định kỹ thuật của quy chuẩn này.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng khi có yêu cầu hoặc được kiểm tra theo các quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thiết bị điện và điện tử đã được chứng nhận hợp quy phải kịp thời thông báo bằng văn bản đến tổ chức chứng nhận hợp quy về những thay đổi của các bộ phận liên quan đến EMC của thiết bị điện và điện tử đã được chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ không ít hơn 6 năm kể từ ngày sản phẩm cuối cùng của kiểu, loại đã công bố hợp quy được xuất xưởng (đối với thiết bị điện, điện tử sản xuất trong nước) hoặc được nhập khẩu (đối với thiết bị điện, điện tử nhập khẩu).
Vậy vì sao nhiều sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa chưa được chứng nhận hợp quy theo quy định? Những sản phẩm chưa được chứng nhận có an toàn cho người sử dụng? Nếu như sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa không đảm bảo theo quy chuẩn, người tiêu dùng có được bồi thường hay hoàn trả lại tiền nếu xảy ra vấn đề hay không?
Sản phẩm bếp từ không chứng nhận hợp quy có thể bị thu hồi
Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử quy định rõ:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
- Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;
- Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;
- Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
- Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
- Sử dụng chất phụ gia, hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa, trừ trường hợp trong sản xuất, pha chế thực phẩm;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
- Không thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Chứng nhận hoặc giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định pháp luật; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
- Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định pháp luật hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
- Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.
Tin liên quan
-
Thời gian qua, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương...
-
Đình chỉ hoạt động cơ sở lưu trữ xăng dầu của nhà xe Cúc Tùng
Công ty TNHH Cúc Tùng bị tạm đình chỉ vì vi phạm quy định về phòng cháy, chữa... -
Cần Thơ: Xử phạt hai doanh nghiệp kinh doanh xăng kém chất lượng
Hai doanh nghiệp ở huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (Cần Thơ) bị cơ quan chức năng đề...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404