Dấu hiệu nới lỏng rõ hơn, nhưng vì sao tín dụng vẫn trì trệ?
Diễn biến bất ngờ
Nếu như báo cáo quý 1 đầu năm nay của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành so với đầu năm dù ở mức thấp là 1.61%, nhưng vẫn cao gấp đôi so với mức tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng tại thời điểm đó chỉ đạt 0.77%. Xét theo số liệu tuyệt đối, dư nợ tín dụng tăng cao hơn huy động vốn gần 101,000 tỷ đồng.
Bước sang quý 2, diễn biến có những thay đổi đáng chú ý, khi tín dụng tiếp tục trì trệ với mức tăng trưởng đến ngày 20/6 theo GSO là 3.13%, đã thấp hơn mức tăng trưởng huy động vốn là 3.26%. Xét theo số tuyệt đối, số dư tiền gửi đầu vào tại các nhà băng đã tăng cao hơn số dư nợ đầu ra là hơn 12,000 tỷ đồng. Mức chênh lệch này tuy nhỏ, nhưng nếu nhìn lại 3 tháng trước vẫn đang thấp hơn gần 101,000 tỷ đồng, có thể thấy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng đã tích cực như thế nào, bất chấp xu hướng lãi suất liên tục đi xuống.
Với kết quả này, số dư nợ tín dụng toàn ngành kinh tế hiện ở mức gần 12.3 triệu tỷ đồng, chỉ còn cao hơn chưa đến 93,000 tỷ đồng so với số dư tiền gửi của các nhà băng, giảm từ mức gần 206,000 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1. Dĩ nhiên, phần vốn thiếu hụt sẽ được bù đắp bởi lượng giấy tờ có giá phát hành của các ngân hàng. Dù vậy, trong bối cảnh hoạt động phát hành mới trái phiếu, với mức chênh lệch giữa dư nợ và tiền gửi thu hẹp lại đã giúp giảm bớt áp lực lên hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, chậm lại, góp phần kéo giảm mặt bằng lãi suất huy động từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên sau kể từ năm 2020 chứng kiến tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng cao hơn trở lại so với tăng trưởng tín dụng. Nhìn lại quá khứ gần nhất, tăng trưởng huy động vốn năm 2022 là gần 8%, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng tín dụng 14%; năm 2021 con số tương ứng là 9.2% và 13.6% còn 6 tháng cùng kỳ năm trước là 4% và 8.5%.
Về lý do tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn trong quý 2 vừa qua, có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: triển vọng nền kinh tế không mấy tích cực, rủi ro cao, các kênh đầu tư khác không mấy hấp dẫn, thách thức lớn, thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại, cơ hội lướt sóng tỷ giá không còn, nên dòng tiền gửi có xu hướng chạy vào trú ẩn trong ngân hàng để hưởng lãi ổn định.
Ngoài ra, mặt bằng lãi suất huy động thực tế chỉ mới bắt đầu giảm mạnh gần đây sau động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 5 và tháng 6 liên tiếp, còn thời điểm cuối quý 1 đầu quý 2 vẫn còn cao nên đã thu hút khách hàng gửi tiền, đặc biệt là ở kỳ hạn dài nên một lượng tiền gửi lớn vẫn duy trì tại các ngân hàng trong những tháng qua và sẽ chỉ bắt đầu đáo hạn dần từ nửa cuối năm nay. Nên nhớ rằng, trong lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên vào giữa tháng 3, trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng nằm trong nhóm không được điều chỉnh.
Vì sao tín dụng vẫn trì trệ?
Một điểm lưu ý khác là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (PTTT) so với đầu năm theo GSO mới công bố cũng đã lên mức 2.53%, dù vẫn thấp hơn tăng trưởng tiền gửi và tín dụng, cũng như thấp hơn so với mức tăng 3.3% của cùng kỳ năm ngoái, nhưng nếu so với mức 0.6% vào quý 1 đầu năm nay, giai đoạn có dịp tết Nguyên đán, mới thấy tổng PTTT cũng đã tăng tốc hơn trong quý 2 vừa qua. Nếu nhìn lại quý 1 năm ngoái tổng PTTT tăng 2.49%, 6 tháng 3.3% nhưng đến 9 tháng suy giảm trở lại quay về con số 2.49%, mới thấy diễn biến trong 6 tháng đầu năm nay có sự khác biệt lớn.
Xu hướng này cho thấy nhà điều hành đang nỗ lực mở rộng cung tiền hơn, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, nhằm kéo giảm lãi suất và kích thích vốn đầu ra. Với việc liên tục mua ròng ngoại tệ với số lượng lớn từ đầu năm đến nay, theo chia sẻ gần nhất là 6.5 tỷ USD, đồng thời không còn quá tập trung trung hòa lượng tiền đồng đã bơm ra qua thị trường mở như những giai đoạn trước, lượng cung tiền tăng cao hơn trong quý 2 là có thể hiểu được.
Với thông tin Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ, khi Việt Nam chỉ vượt ngưỡng 1 tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Hoa Kỳ, cộng thêm nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào, nhà điều hành khả năng sẽ tiếp tục mua ròng ngoại tệ trong thời gian tới, đồng nghĩa với cung tiền có thể tiếp tục nới lỏng hơn.
Ngược lại, điểm không mấy tích cực như đã nói là tăng trưởng tín dụng vẫn chưa thấy khởi sắc trở lại. Cần lưu ý số liệu trước đó từ đại diện NHNN cho biết đến ngày 15/6 đã đạt 3.36%, nhưng đến 20/6 theo GSO chỉ còn tăng 3.13%, tức thấp hơn con số công bố trước đó. Nếu so với cùng thời điểm năm ngoái là 8.51%, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm nay chưa đến tỷ lệ 40% so với mức tăng của cùng kỳ. Đặc biệt, mức tăng này còn thấp hơn cả cùng kỳ năm 2021 - thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch COVID - 19.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng yếu như vậy.Thứ nhất, do hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, cầu tiêu dùng quốc tế lẫn trong nước sụt giảm, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng thu hẹp, nói chi đến mở rộng hoạt động đầu tư nên nhu cầu vay vốn sụt giảm là tất yếu. Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu để vay vốn ngân hàng
Thứ ba, các thị trường, kênh đầu tư như bất động sản trầm lắng và rủi ro hơn, nhiều dự án gặp khó khăn về pháp lý, ít dự án triển khai nên nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trong ngành này cũng sụt giảm, trong khi nhu cầu vay mua nhà từ khách hàng cá nhân cũng không cao như giai đoạn trước. Với những khách hàng có nhu cầu thì lại không đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng.
Thứ tư, với thực trạng doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp kinh doanh, người lao động cũng bị giảm sút thu nhập, mất việc làm nên càng phải thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu vay vốn. Cũng theo GSO, trong quý II, số lao động bị mất việc là 217,800 người, tập trung ở các ngành gặp khó về đơn hàng như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện. Một dữ liệu khác cũng minh hoạ cho điều này là số thu thuế thu nhập cá nhân nửa đầu 2023 giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 86,900 tỷ đồng. Đây là mức giảm mạnh nhất trong chục năm trở lại đây.
Cuối cùng, trong bối cảnh lãi suất cho vay những tháng trước đây leo lên mức quá cao, đã buộc nhiều khách hàng phải tìm cách trả nợ vay trước hạn, do đó cũng ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay. Có thể thấy dù chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng trở lại, từ yếu tố lãi suất được kéo giảm quyết liệt và cung tiền mở rộng nhanh hơn, nhưng tín dụng chưa thể phản ứng song hành như kỳ vọng.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay lên đến 14%, nhưng 6 tháng đầu năm chỉ mới 3.36%, tương ứng tốc độ 24% so kế hoạch, các nhà băng dù sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng, nhưng nếu tình hình kinh tế không cải thiện, để hoàn thành mục tiêu này sẽ là một thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.
Tin liên quan
-
Lãi suất ngân hàng hôm nay: Lãi suất cao nhất lên tới 8,9%. Tổng hợp lãi suất tiết...
-
Những quy định, chính sách đáng chú ý trong tháng 7
Giảm thuế VAT, Tăng lương cơ sở, lương hưu, thí điểm đấu giá biển số xe, giảm 50%... -
Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua gia tăng
Tuần qua (26-30/06/2023), lực mua tiếp tục bao trùm trong giao dịch của các quỹ đầu tư. -
Bảo hiểm MB Ageas – góc nhìn từ việc ôm 2.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Bảo hiểm MB Ageas vừa bị thanh tra, giám sát hoạt động, và có nhiều sai phạm. -
Giá vàng hôm nay 03/7: Thị trường thế giới có xu hướng giảm
Thị trường vàng thế giới ghi nhận một tuần biến động vì các dữ liệu kinh tế Mỹ...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404