EVN tăng tiếp giá điện, đại biểu Quốc hội nói ‘cần làm rõ nguyên nhân thua lỗ!’
Lo ngại mất cân đối dòng tiền
Trung tuần tháng 2/2023, báo Tuổi trẻ đã thông tin, năm 2022, doanh thu của EVN dù tăng so với năm trước là 4,31%, nhưng do các thông số đầu vào tăng mạnh, như giá than nhập, giá than pha trộn, giá khí, giá dầu thế giới và các chi phí mua điện tăng thêm khi các nhà máy điện tham gia thị trường điện, khiến EVN lỗ khoảng 28.876 tỉ đồng.
EVN cho biết có thể lỗ nhiều hơn nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp tiết kiệm, tiết giảm chi phí đầu vào, tối ưu hóa dòng tiền, hoạt động tài chính, vận hành tối ưu hệ thống.
Trong năm 2023, EVN dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt hàng loạt khó khăn như: đảm bảo cung ứng đủ điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, cân đối tài chính khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỉ giá...
Vì vậy, nếu giá bán lẻ điện giữ theo giá hiện hành, khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm nay sẽ lên tới 64.941 tỉ đồng. Như vậy, tổng lỗ lũy kế cho sản xuất kinh doanh của EVN trong hai năm là 93.817 tỉ đồng.
EVN thừa nhận rằng những khó khăn này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng tiền. Theo báo cáo của EVN gửi Bộ Công Thương vào tháng 1-2023, trên cơ sở số liệu về số dư tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, dự kiến các nguồn thu, nguồn chi, đến hết tháng 5/2023 công ty mẹ - EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản.
Dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2023, công ty mẹ - EVN sẽ thiếu hụt tiền thanh toán là 3.730 tỉ đồng và đến tháng 12/2023 sẽ thiếu hụt 28.206 tỉ đồng.
Khi chi phí không đủ bù đắp, EVN lo ngại sẽ gây nên tình trạng mất cân đối dòng tiền, nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt là ảnh hưởng tới thanh toán chi phí mua điện, khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và từ đó tác động đến việc cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ…
“Không phải cứ thua lỗ là xin tăng giá”
Hồi đầu tháng 5/2023 vừa qua, giá điện đã tăng 3%, song EVN lại nóng lòng đề xuất tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9/2023 để bù đắp thua lỗ liên tiếp thời gian qua.
Bên hành lang Quốc hội, chia sẻ với báo chí nhiều đại biểu cho rằng, trước khi muốn tăng giá, cơ quan chức năng phải làm rõ nhiều vấn đề của ngành điện, tìm điểm nghẽn để tháo gỡ chứ không phải cứ thua lỗ là xin tăng giá điện.
Chia sẻ với VTC News, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho biết: "tăng giá điện chỉ là một giải pháp chứ không phải tất cả", EVN phải đổi mới cách quản trị và kinh doanh để tiết kiệm tối đa nguyên liệu đầu vào, kinh doanh làm ăn hiệu quả. Trước khi EVN tính toán đến chuyện tăng giá điện, tập đoàn này cần xem lại cơ cấu tính giá điện như thế nào cho hợp lý nhất để người dân, doanh nghiệp và cả EVN không phải chịu thiệt.
Bà Nga cũng nhận xét việc tăng giá điện 3% mới đây tác động chưa quá lớn đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, sự bất cập hiện nay là thang bậc tính giá điện chưa phù hợp với điều kiện thực tại.
Còn đối với nguồn năng lượng tái tạo chưa hòa được vào mạng lưới điện quốc gia, đại biểu Nga, cho rằng đã nghe EVN giải trình nhiều lần và cũng nghe người dân kêu nhiều về việc mất tiền đầu tư hệ thống điện mặt trời, được EVN cam kết sẽ mua hết nhưng đến nay chỉ mua nhỏ giọt, trong khi thực tế chúng ta đang đứng trước nguy cơ thiếu điện rất lớn, đặc biệt vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
“Để giải quyết rốt ráo vấn đề này, không thể dựa trên sự phỏng đoán, mà cần có sự giám sát, khảo sát kỹ lưỡng”.
Cũng theo bà Nga, hiện giữa trả lời của EVN và phản ánh của người dân chưa được gặp nhau, tôi cho rằng cần làm minh bạch vấn đề này để giải đáp ý kiến của người dân, doanh nghiệp và cũng là để EVN giải trình một cách rõ ràng, rành mạch hơn.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), cũng chỉ rõ nguyên nhân về tình trạng "bội thực" năng lượng tái tạo hiện nay. Theo ông Vân, việc sản xuất điện cần phải song hành với việc cải thiện hạ tầng truyền tải nhưng vừa qua hai việc này lại thực hiện không đồng bộ.
“Lúc thì đồng ý cho bổ sung hàng loạt dự án năng lượng tái tạo nhưng khi sản xuất ra, năng lực truyền tải có hạn dẫn đến có điện mà không tiêu thụ được. Cùng với đó, cơ sở pháp lý của các dự án cũng chưa minh bạch gây khó khăn khi hòa mạng”, ông Vân nói và cho rằng nếu khắc phục được những vấn đề này từ trước thì sẽ không thiếu điện và không phải tăng giá điện.
Cần làm rõ nguyên nhân tại sao EVN thua lỗ triền miên
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Nga, cho biết: “Việc EVN báo lỗ có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân khách quan như EVN đã giải trình, tuy nhiên theo tôi cũng có nguyên nhân chủ quan nằm ở sự quản trị kinh doanh, tính toán của doanh nghiệp”.
Do đó, bà Nga cho rằng, “cần rà soát, nghiên cứu cẩn trọng nguyên nhân tại sao EVN sản xuất kinh doanh lại thua lỗ trong thời gian dài như thế. Từ đó mới thấy được điểm nghẽn để tháo gỡ, chứ không phải cứ hễ thua lỗ lại tăng giá điện, vô tình phần thiệt thòi lại đổ về người dân”.
Cùng quan điểm với bà Nga, đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho rằng cần phải xem xét lại chi phí hệ thống vận hành đường truyền tải điện, chi phí cho sản xuất điện của EVN khi nhiều người vẫn lo ngại chi phí này quá lớn do bộ máy hoạt động cồng kềnh, mà điều này lại tính hết vào giá thành.
Theo ông Vân, “có một giai đoạn, dư luận còn đặt vấn đề EVN lấy tiền tích lũy để đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng dẫn đến thua lỗ, rồi tính hết vào giá điện, tôi không rõ đến nay, việc điều tra vấn đề này thực hiện đến đâu mà chưa thấy công khai”.
“EVN là một doanh nghiệp Nhà nước với vai trò chủ đạo sản xuất, cung ứng điện nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần thanh tra, kiểm tra vai trò của EVN để trả lời cho Quốc hội biết việc quản lý, quản trị của doanh nghiệp này như thế nào, tại sao năm nào cũng thua lỗ, lỗ đến hàng chục nghìn tỷ xong lại tính hết vào giá điện khiến người dân phải gánh chịu”, ông Vân nhấn mạnh.
Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, rà soát chi tiêu, đời sống của lãnh đạo ngành điện trong bối cảnh thua lỗ như vậy…Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, cử tri rất băn khoăn về việc điều chỉnh giá điện.
"Trong các báo cáo, EVN đều khẳng định về tình hình sản xuất, kinh doanh điện liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 của EVN thì trong báo cáo chưa thấy làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể", đại biểu nói.
Đáng nói, cùng một hệ sinh thái nhưng công ty mẹ báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. Điển hình, 2 doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng công ty Phát điện 3, Tổng công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 lần lượt là 2.550 tỉ đồng và 3.668 tỉ đồng.
“Tôi cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân khoản lỗ này do đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau, đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không?”, đại biểu Yên đặt câu hỏi.
Tin liên quan
-
Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/6 trên thị trường thế giới quay đầu đi lên sau khi...
-
Giá gas hôm nay 3/6/2023: Đà tăng chưa dừng?
Giá gas hôm nay 3/6/2023 dự báo tiếp tục tăng nhẹ, ghi nhận mức điều chỉnh không quá... -
Giá thịt heo hôm nay 3/6: Mỡ heo đang giữ mức 63.000 đồng/kg
Giá thịt heo hôm nay (3/6) tiếp tục lặng sóng tại Công ty Thực phẩm bán lẻ. Hiện,... -
Quan niệm không cần điều hòa của người châu Âu dần lỗi thời
Người châu Âu từng tin rằng không cần lắp điều hòa do khí hậu ôn đới, nhưng quan...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404