Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồng năm 2022

Trong 9 năm hoạt động tại Việt Nam, đây là lần thứ hai Công ty TNHH Grab có lãi sau năm 2020 (lãi 243,4 tỷ đồng).

Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồng

Báo cáo tài chính năm 2021 của Grab cho thấy, doanh thu của Grab Việt Nam giảm 11% so năm trước đó, xuống còn 3.345 tỷ đồng. Tuy vậy, giá vốn bán hàng tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp của Grab giảm 19,5%, còn 1.950 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, Grab Việt Nam lỗ khoảng 300,5 tỷ đồng. Lợi nhuận của công ty đa quốc gia này đảo chiều so với năm 2020 (lãi hơn 243 tỷ đồng) chủ yếu bởi chi phí bán hàng tăng mạnh. Năm 2021, Grab Việt Nam ghi nhận chi phí bán hàng 1.926 tỷ đồng, tăng gần 390 tỷ đồng so với năm 2020.

Tuy nhiên, trong năm 2022, Grab Việt Nam đạt doanh thu 6.384 tỷ đồng, lãi trước thuế 329 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai Grab Việt Nam có lãi sau 9 năm hoạt động tại Việt Nam, từ tháng 2/2014. Trước đó, lần lãi đầu tiên của Grab Việt Nam là vào năm 2020, đạt 243,4 tỷ đồng.

Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồng năm 2022

Hiện công ty đa quốc gia có trụ sở tại Singapore đang chiếm 70% thị phần gọi xe tại nước ta, có 30 triệu khách hàng, hoạt động trong các lĩnh vực như gọi xe ôm công nghệ, giao đồ ăn nhanh, giao hàng, đi shopping hộ, taxi,…

Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là một trong số các thị trường của tập đoàn Grab. Trên phạm vi toàn tập đoàn, công ty này đạt 1.433 triệu USD doanh thu, tăng 112% so với năm trước đó.

Grab cắt lỗ như thế nào?

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 được công bố trong tháng 5 cho thấy tập đoàn Grab có khoản lỗ ròng 250 triệu USD, thu hẹp 43% so với khoản lỗ 435 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Dưới áp lực, siêu ứng dụng gọi xe công nghệ đã theo đuổi chiến lược “thắt lưng buộc bụng”, bao gồm đóng băng tuyển dụng ở hầu hết vị trí, không tăng lương với các lãnh đạo cấp cao và cắt giảm 20% ngân sách đi lại cùng các chi phí khác, theo Reuters. Người phát ngôn của Grab sau đó xác nhận điều này.

Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồng năm 2022

Ở mảng tài chính tiêu dùng, Grab tập trung vào giao dịch người dùng với đối tác ở mảng ngân hàng số như Emtek (Indonesia9 và Kuok Group (Malaysia), Singtel (Singapore). Grab sẽ tập trung vào các giao dịch với người dùng mà họ đã nắm dữ liệu trước đó, từ đó giảm chi phí thâu tóm người dùng và kiểm tra tín nhiệm tín dụng.

Theo Nikkei, trước đây, công ty này thường thu hút người dùng bằng các chiến dịch marketing lớn, song hiện tại, Grab đang cắt giảm chi phí cho các chương trình khuyến mại 29%. Điều này giúp Grab giảm lỗ ròng tối thiểu 60%. 

Bên cạnh đó, Grab cũng triển khai chương trình ứng trước tiền mặt cho đối tác tài xế với số tiền lên tới 10.000 SGD (khoảng 7.600 USD). Mặc dù Grab không tiết lộ các khoản phí mà họ dự định thu trên mỗi giao dịch, tuy nhiên theo thông tin được rò rỉ từ một tài xế được báo giá phí quản lý là 342,81 USD cho khoản tạm ứng trị giá 3.809 USD, tương đương 9% số tiền đề xuất.

Grab thực hiện điều chỉnh lại chiến lược trong bối cảnh ứng dụng đã có lượng người dùng khá lớn. Lượng người dùng hàng tháng mới nhất của Grab được công bố đạt 33,6 triệu người, tăng 4 triệu so với một năm trước.


Tin liên quan

Tin mới