LienVietPostBank: Khi lãnh đạo cũng đua nhau 'tháo chạy' cổ phiếu

Có thể nhà đầu tư không để ý nhưng điểm lại thì ngay chính người nhà sếp ngân hàng LienVietPostBank (Mã: LPB) “rủ nhau” bán sạch cổ phiếu thì công cuộc thoái vốn của VNPost tại ngân hàng này bất thành âu cũng là điều dễ hiểu!

Đầu tiên là em trai Phó Tổng Giám đốc Vũ Quốc Khánh là Vũ Quốc Vinh đã đăng ký bán toàn bộ 64.745 cổ phiếu LPB (0,00372%) theo phương thức khớp lệnh vào ngày 27/3/2023. Sau khi giao dịch kết thúc, số cổ phần của ông Vinh tại ngân hàng này là 0 cổ phiếu.

Đây không phải cá nhân duy nhất liên quan đến lãnh đạo của ngân hàng bán cổ phần. Trước đó, bà Trần Thị Hoài Hương, em dâu ông Nguyễn Ngọc Nam - một Phó Tổng giám đốc khác của LienVietPostBank cũng bán thành công 13.900 cổ phiếu LPB. Giao dịch được diễn ra vào ngày 20/3/2023 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Hương chỉ còn 20 cổ phiếu tại LienVietPostBank.

Ông Nguyễn Đức Ứng, anh rể của bà Nguyễn Thị Gấm - Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank cũng đăng ký bán ra 80.000 cổ phiếu ngân hàng này. Tuy nhiên sau giao dịch, ông Ứng chỉ bán được 1 nửa số cổ phiếu (tương đương 40.000 cổ) do giá cổ phiếu chưa đạt kỳ vọng.

Ngay sau đó, ông Ứng tiếp tục đăng ký bán 48.000 cổ phiếu LPB. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 20/3/2023 đến ngày 19/4/2023 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Ứng sẽ chỉ còn nắm giữ 60 cổ phiếu LPB.

Một nhân vật khác - ông Dương Công Đoàn, anh trai Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Dương Công Toàn đã bán ra toàn bộ hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB mà ông sở hữu từ ngày 12 đến 14/4/2023. Theo thị giá của LPB trong vài phiên giao dịch gần thời điểm đó, ước tính ông Đoàn thu về khoảng 53 tỷ đồng. Ông Đoàn cũng là em trai của ông Dương Công Minh, cựu Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, vợ ông Bùi Thái Hà, Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank cũng đăng ký bán hơn 2,23 triệu cổ phiếu LPB. Giao dịch dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 21/4-18/5 theo hình thức khớp lệnh hoặc/và thỏa thuận nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, bà Thủy sẽ không còn nắm giữ bất cứ cổ phiếu LPB nào trong khi ông Hà vẫn sở hữu hơn 835.000 cổ phiếu.

Động thái của bà Thủy diễn ra trong bối cảnh người nhà các lãnh đạo LienVietPostBank liên tục thoái vốn tại ngân hàng trong thời gian gần đây đồng thời VNPost thoái vốn bất thành.

Cụ thể, cổ đông lớn VNPost của LienVietPostBank vừa thoái vốn bất thành khi hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 14/4/2023), vẫn không có nhà đầu tư đăng ký tham gia mua 140,5 triệu cổ phần của LienVietPostBank. Trước đó, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phần LPB với giá khởi điểm 22.908 đồng/cổ phiếu. Nếu phiên đấu giá thành công, VNPost dự thu về tối thiểu 3.218 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia cho rằng động thái bán cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, đồng thời cho thấy có thể thị giá cổ phiếu đang cao hơn giá trị nội tại. Do đó, nhà đầu tư cũng nên thận trọng với các cổ phiếu mà lãnh đạo doanh nghiệp bán ra cũng như các cổ phiếu đã tăng giá mạnh trước đó để hạn chế rủi ro, nhất là trong trường hợp thị trường điều chỉnh. Đây cũng là những tín hiệu cảnh báo cho các nhà đầu tư trên thị trường.

Hơn nữa, trong bối cảnh LienVietPostBank chuẩn bị chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài thì động thái bán hết cổ phiếu của những lãnh đạo và cá nhân liên quan ở đây khiến cho nhà đầu tư phải đặt một dấu hỏi!

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/5, cổ phiếu LPB vẫn lình xình tại mức 13.900 đồng/cp.

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, tiêu chuẩn được ví như chứng chỉ giúp doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế và đặc biệt quản lý hướng vào khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Đối với lĩnh vực ngân hàng, các khuôn khổ, quy trình và phẩm chất để xác nhận đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình. Tiêu chuẩn giúp giảm rủi ro, tạo ra năng suất và có thể đưa ra phương thức điển hình cho ngành dịch vụ giữ tiền và ngân sách trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay ở phần lớn ngân hàng trong nước, các nhà quản lý điều hành vẫn nghĩ rằng không cần thiết, vì đây là loại hình dịch vụ, lợi thế trong kinh doanh mà nhà nước ưu tiên vẫn còn. Nhưng đến một lúc nào đó ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ dần bình đẳng phải cạnh tranh lẫn nhau, nhất là với ngân hàng nước ngoài.

Các ngân hàng không có được chứng nhận ISO, sức cạnh tranh sẽ kém hơn. Thực tiễn trên đòi hỏi cần phải có mục tiêu và chiến lược phù hợp và hoàn chỉnh cho ngân hàng trong bối cảnh kinh tế mới, các ngân hàng phải dần hoàn thiện khả năng thích ứng với môi trường mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


Tin liên quan

Tin mới