Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay 23/6: Phố Wall đang quá lạc quan?

Thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt những bước tiến đáng kinh ngạc sau khi suy yếu vào năm ngoái, đến mức rất khó để tin nền kinh tế đang trượt tới bờ vực suy thoái.

Cổ phiếu công nghệ tăng trưởng mạnh mẽ

Theo Reuters, điều trần trước quốc hội ngày 21/6, chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - ông Powell đề xuất tăng lãi suất để kéo giảm lạm phát. Bình luận được ông Powell đưa ra sau khi FED tuần trước đồng ý ngừng tăng lãi suất sau khi tăng liên tiếp 10 đợt , nhưng nhiều quan chức cho rằng cần phải tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay.

Sau khi có thông tin, một số cổ phiếu công nghệ lớn lại tăng mạnh mẽ sau khi mức độ hào hứng với AI đã tăng trở lại.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm dù Chủ tịch Fed tiếp tục cứng rắn

2 chỉ số Nasdaq và S&P 500 của chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch thứ Năm (22/6/2023), khi Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn về chính sách tiền tệ. Trong khi đó, động thái tăng mạnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) khiến nhà đầu tư lo lắng về triển vọng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, dẫn tới phiên giảm mạnh của giá “vàng đen”.

Ông Powell hàm ý Fed chưa đạt tới hồi kết của chu kỳ thắt chặt. Tuy nhiên, ông cũng trấn an rằng Fed có thể sẽ hành động với tất cả sự thận trọng.

Đóng cửa, Nasdaq tăng 0,95%, đạt 13.630,61 điểm; S&P 500 tăng 0,37%, đạt 4.381,89 điểm. Riêng Dow Jones giảm 4,81 điểm, tương đương giảm 0,01%, còn 33.946,71 điểm.

Giới đầu tư đã quay lại mua mạnh các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn như Apple, Micorosft và Amazon. Trong khi, cổ phiếu hãng sản xuất máy bay Boeing bị bán mạnh, gây áp lực giảm lên Dow Jones.

Thị trường đã ngạc nhiên khi BOE ngày 22/6 đã ra quyết định tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, một mức tăng lớn hơn dự báo để chống lại lạm phát dai dẳng ở xứ sở sương mù. Động thái này được xem là một bằng chứng cho thấy lạm phát vẫn là một trở ngại lớn với kinh tế toàn cầu.

Theo dữ liệu từ FedWatch Tool của CME - thị trường lãi suất tương lai ở Mỹ đang đặt cược khả năng 77% Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7.

Số liệu kinh tế Hoa Kỳ công bố ngày 22/6 cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của tuần trước duy trì ở mức cao nhất 20 tháng và chỉ số tín hiệu kinh tế của Conference Board giảm tháng thứ 14 liên tục. Đây có thể xem là những dấu hiệu cho thấy nỗ lực “ghìm cương” nền kinh tế thông qua tăng lãi suất của Fed bắt đầu phát huy tác dụng.

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang tiến tới hoàn tất một tuần giảm giá, chấm dứt chuỗi tuần tăng. S&P 500 và Dow Jones giảm tương ứng 1% và 0,6% từ đầu tuần, trong khi đó Nasdaq giảm 0,4%.

Thị trường đang quá ảo tưởng?

Cổ phiếu Apple đóng cửa hôm thứ 5 tuần trước khi ở mức cao kỷ lục, 186,01 USD/cổ phiếu, tăng vọt từ 135,43 USD/cp cách đây chỉ 1 năm. Từ đầu năm nay, chỉ số Dow Jones và Nasdaq tăng lần lượt 3,5% và 30,8%; chỉ số S&P 500 tăng khoảng 15%.

Nhưng giới chuyên gia đang lo ngại rằng đợt tăng trưởng gần đây chỉ là khoảng bình yên trước bão. "Thị trường đang khá ảo tưởng" - bà Amanda Agati - Giám đốc đầu tư của PNC - cho biết.

Trên thực tế, đã có dấu hiệu của những vết rạn nứt và chúng sẽ sớm lan rộng. Tuần trước, Fed giữ nguyên lãi suất sau khi liên tiếp tăng 10 lần, nhưng lại cho biết về 2 đợt tăng nữa năm nay.

Cuối tháng 10, việc Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận về trần nợ và quý bùng nổ của hãng Nvidia đã đẩy cổ phiếu của các tên tuổi công nghệ lớn tăng vọt.

Tháng này, S&P 500 đã bước vào thị trường tăng trưởng. Chỉ số này tăng hơn 20% so với mức thấp nhất từ tháng 10 năm ngoái.

Đà phục hồi của chỉ số này đã được mở rộng từ nhóm cổ phiếu công nghệ sang các mã thuộc công nghiệp, vật liệu, tài chính.

Đó là một dấu hiệu đáng khích lệ với chỉ số này. Bởi tnăm nay, đà tăng của S&P 500 chủ yếu được dẫn dắt bởi cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn nhờ triển vọng tươi sáng của trí tuệ nhân tạo AI.

Dù vậy, các nhà đầu tư chỉ ra rằng đây không phải đợt tăng trưởng bền vững, nhất là khi nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy thoái.

Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay 23/6

Đà tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ vẫn chiếm phần lớn mức tăng chung của cả thị trường chứng khoán. Do đó, vẫn còn những lo ngại về sự ảo tưởng của Phố Wall.

Theo chuyên gia Agati, sự kiện quan trọng tiếp theo sẽ là cuộc họp tới đây của Fed. "Chúng tôi tin Fed sẽ đi một bước nữa trong việc thắt chặt chính sách trong tháng 7, và đó có thể là chất xúc tác khiến thị trường điều chỉnh giảm".

Một số dấu hiệu khác chỉ ra thị trường đang bất ổn. Đường cong lợi suất dốc xuống hoặc đường cong lợi suất nghịch đảo là hiện tượng bất thường. Theo đó, tại Mỹ, lợi suất của trái phiếu kho bạc có kỳ hạn dài thấp hơn lợi suất trái phiếu có kỳ hạn ngắn.

Điều đó cho thấy các nhà giao dịch đang nghiêng về khả năng ngân hàng trung ương phải hạ lãi suất những năm tới. Bởi 1 cuộc suy thoái kinh tế sẽ gây áp lực lên cầu và giá cả, từ đó hạ lạm phát.


Tin liên quan

Tin mới