Thương mại điện tử là gì? Hình thức và chức năng của thương mại điện tử

Hiện nay thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ. Và nó đang trở thành xu hướng và dần chiếm hữu thị trường. Đã có không ít doanh nghiệp, cá nhân nhận thấy tiềm năng lớn của nành này. Vậy thương mại điện tử là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử trong tiếng Anh là eCommerce. Nó là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử internet và các mạng máy tính.

Thương mại điện tử là là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử internet và các mạng máy tính.

Thương mại điện tử gồm có các công việc sản xuất hàng hóa tới bán hàng, phân phối sản phẩm. Các hoạt động mua bán, giao dịch được thực hiện ngay trên mạng internet.

Một số hoạt động thương mại điện tử phổ biến đó là:

  • Mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
  • Mua bán vé trực tuyến
  • Thanh toán online
  • Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng online

Hình thức thương mại điện tử

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia để phân chia thị trường thương mại điện tử. Các hình thức thương mại điện tử cơ bản đó là:

  • Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
  • Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
  • Khách hàng với Khách hàng (C2C)
  • Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
  • Doanh nghiệp với chính phủ (B2A)
  • Khách hàng với Chính phủ (C2A).

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Đây là hình thức giao dịch điện tử hàng hóa được thực hiện giữa hai công ty với nhau. Loại hình này thể hiện mối quan hệ giữa các nhà sản xuất hàng hóa và nhà phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.

Doanh nghiệp với khách hàng

Một trong những loại hình phổ biến nhất đó chính là doanh nghiệp với khách hàng. Hình thức này thể hiện mối quan hệ mua bán giữa công ty với người tiêu dùng. Hình thức này mang lại lợi ích đó là người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc so sánh, đối chiếu giá cả hàng hóa. Bên cạnh đó, họ có thể dựa vào nhận xét của những người mua trước để quyết định có nên mua sản phẩm này hay không.

Qua những hoạt động trên doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc thấu hiểu tâm lý khách hàng và nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng.

Khách hàng với khách hàng

Hình thức này gồm các giao dịch điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Thông thường nó được thực hiện qua việc sử dụng ứng dụng như: Facebook, tiki, instagram, shopee,…

Khách hàng với doanh nghiệp

Hoạt động này diễn ra khi bên cung cấp (cá nhân) cần cung cấp dịch vụ, hàng hóa của họ cho doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng.

Doanh nghiệp với chính phủ

Loại hình này bao gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với những khu vực hành chính công. Các dịch vụ đó là: An sinh xã hội, văn bản pháp lý hay việc làm.

Khách hàng với chính phủ

Hình thức này gồm các giao dịch diện tử giữa cá nhân với khu vực hành chính công.

Thương mại điện tử có đặc trưng gì?

Thương mại điện tử phát triển đi đôi với công nghệ thông tin phát triển

Trong các hoạt động kinh doanh công nghệ thông tin luôn đi đôi với thương mại điện tử. Chính vì thế khi công nghệ thông tin phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển thúc đẩy cho nhiều lĩnh vực, ngành công nghệ thông tin phát triển theo đó là: Thanh toán online, nền tảng thương mại điện tử,…

Giao dịch không tiếp xúc

Giao dịch không tiếp xúc được thực hiện qua mạng hoàn toàn và nó sử dụng internet. Ưu điểm của cách này đó là các bên không cần gặp mặt trực tiếp mà các hoạt động thương mại như: Giao dịch, đàm phán đều diễn ra một cách trơn tru và ổn định.

Hoạt động toàn cầu

Hình thức này giúp các bên không cần phải tốn chi phí di chuyển để thực hiện các giao dịch. Tất cả đều được thực hiện qua ứng dụng hoặc website. Chính vì thế những cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này để có thể hoạt động trên toàn cầu, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý.

Không bị giới hạn về thời gian

Hoạt động này không giới hạn về thời gian giao dịch. Giao dịch diễn ra vào bất kể thời điểm nào, bất cứ địa điểm nào miễn là có đầy đủ phương tiện phương tiện kết nối.

Ít nhất ba chủ thể tham gia

Cần có ít nhất ba chủ thể tham gia là bên mua, bên bán và môi trường trung gian để thực hiện các giao dịch trong thương mại điện tử. Đó có thể là đơn vị cung cấp dịch vụ để làm trung gian, cầu nối chuyển giao nhiệm vụ, thông tin cho các bên và đảm bảo tất cả đều được bảo mật và kết nối trong thời gian nhanh nhất.

Thương mại điện tử có chức năng gì?

Thương mại điện tử giúp công ty, cá nhân mở rộng quy mô thị trường.

Mở rộng quy mô thị trường

Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường và khách hàng mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để xây dựng văn phòng, cửa hàng hay chi phí di chuyển.

Tối ưu hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực này giúp nhà doanh nghiệp, cá nhân tiết kiệm rất nhiều chi phí như: Sản xuất, lưu kho, marketing,… Đặc biệt, thương mại điện tử còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, củng cố niềm tin, quan hệ với khách hàng.

Tiếp cận khách hàng dễ dàng

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các đơn vị đó có thể thực hiện các chiến dịch marketing, tối ưu SEO, hay chạy quảng cáo,… để tăng tỷ lệ chuyển đổi giúp gia tăng lợi nhuận.

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và nó mang đến rất nhiều lợi cho các công ty, tổ chức và cá nhân. Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì đừng bỡ lỡ bài viết đầy hữu ích của chúng tôi nhé.


Tin mới