Trúng gói thầu 55 tỷ đồng tại Điện lực Miền Trung, Dây cáp điện Việt Nam (CAV) làm ăn ra sao?

Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (HOSE: CAV) vừa được công bố trúng gói thầu hơn 55,8 tỷ đồng tại Tổng công ty Điện lực Miền Trung. Đây sẽ là bước đột phá cho doanh thu của CAV trong thời gian tới.

Tổng công ty Điện lực Miền Trung vừa có Quyết định 251/QĐ-HĐTV phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói 22DAY-G52: Cung cấp dây cáp điện khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Gói thầu này có giá 55.842.215.055 đồng (hơn 55,8 tỷ đồng) mở thầu vào ngày 8/4/2023. Biên bản mở thầu cho thấy Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam là đơn vị có giá dự thầu thấp nhất. Tại quyết định nêu trên, nhà thầu này được công bố trúng thầu ở giá 55.046.219.690 đồng (55 tỷ đồng).

Gói thầu này có tổng cộng 5 nhà thầu tham gia, trong đó Công ty CP Tập đoàn Hanaka không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Ba nhà thầu khác đáp ứng về kỹ thuật nhưng thất bại khi đấu với Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam gồm: Công ty CP Cáp điện Thịnh Phát, Công ty CP Cáp điện và hệ thống LS – Vina, Công ty TNHH Thương mại Sản xuất dây và cáp điện Đại Long.

Theo hồ sơ, cùng với gói thầu nêu trên, Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam từng được công bố trúng hơn 500 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn 2.500 tỷ đồng.

Năm 2023, CAV đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 12.079 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 450 tỷ đồng; lần lượt bằng 107% và 93% so với kết quả đạt được năm 2022.
Năm 2023, CAV đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 12.079 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 450 tỷ đồng; lần lượt bằng 107% và 93% so với kết quả đạt được năm 2022.

Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam được thành lập vào năm 1975, niêm yết trên HOSE từ năm 2014 với mã chứng khoán CAV. Hiện tại cổ đông lớn nhất của CAV là Công ty CP Điện lực Gelex (UPCoM: GEE) sở hữu 96.16% vốn điều lệ.

BCTC hợp nhất quý I/2023 thể hiện, doanh thu thuần của CAV đạt hơn 2.000 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu về bán thành phẩm chiếm 95% đạt 1,901 tỷ đồng. Giá vốn bán hàng trong quý cũng giảm tương đương ở mức 28% còn gần 1,789 tỷ đồng, lãi gộp đạt 217 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.

Chi phí lãi vay trong quý I/2023 của CAV tăng 52% lên gần 39 tỷ đồng so với quý I/2022. Chi phí quản lý bán hàng 50 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 22 tỷ đồng, giảm lần lượt 11% và 28%. Kết quả, ba tháng đầu năm Cáp điện Việt Nam lãi sau thuế hơn 70 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I của CAV từ năm 2015 – 2023.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I của CAV từ năm 2015 – 2023.

Giải trình về nguyên nhân sụt giảm doanh thu và lợi nhuận trong quý, CAV cho biết do ảnh hưởng của chính sách tài chính, tiền tệ nên công ty sụt giảm doanh thu so với cùng kỳ quý I/2022 là 736.9 tỷ đồng tương đương giảm gần 27%. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng kết quả lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ.

Đến cuối quý I/2023, quy mô tài sản của CAV ở mức gần 3.176 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoảng tương đương tiền ở mức gần 143 tỷ đồng, tăng 113%.

Hàng tồn kho ở mức hơn 2.200 tỷ đồng, chiếm đến 69% tổng tài sản ngắn hạn của CAV. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng ở mức cao, xấp xỷ 809 tỷ đồng. Hai chỉ số này chiếm phần lớn giá trị tài sản ngắn hạn, cho thấy chất lượng tài sản của CAV khá xấu.

Trong khi đó, tài sản dài hạn không có nhiều biến động, ở mức 1.425 tỷ đồng cuối kỳ, tăng nhẹ so với đầu kỳ báo cáo.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của CAV hiện lên tới gần 2.700 tỷ đồng, cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 2.436 tỷ đồng(chiếm hơn 90%). Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận hơn 1.688 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm và chiếm 69% tổng nợ ngắn hạn; nợ dài hạn giảm 11%, còn gần 263 tỷ đồng.

Năm 2023, CAV đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 12.079 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 450 tỷ đồng; lần lượt bằng 107% và 93% so với kết quả đạt được năm 2022.


Tin liên quan

Tin mới