Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) lỗ 25 quý liên tiếp

Trong quý II/2022, CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2,1 tỷ đồng, theo đó lỗ 25 quý liên tiếp kể từ 2017.
HNR chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài 25 quý, tương đương hơn 8 năm. Quý vừa rồi công ty chỉ thu về 19,3 tỷ và đang lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng.

Theo BCTC quý II, Halico - HNR ghi nhận doanh thu thuần đạt 19,3 tỷ đồng, giảm 40% so cùng kỳ năm 2022. Phần lớn nguồn thu của hãng đến từ sản phẩm rượu, chiếm 89%.

Doanh thu tài chính tăng 40% so với quý II năm 2022 đạt 2,1 tỷ. Doanh nghiệp sản xuất rượu này có lãi gộp 5,6 tỷ đồng, giảm 36%. Nhờ giảm giá vốn hàng bán và các chi phí nhìn chung đều giảm, biên lãi gộp của HNR được nâng lên thành 29%. 

Dẫu vậy, do doanh thu không đủ bù đắp các loại chi phí, công ty Halico vẫn lỗ hơn 2 tỷ, ghi nhận quý thứ 25 kinh doanh âm. Đến nay, Halico đã lỗ luỹ kế 473 tỷ đồng. Điểm tích cực là mức lỗ giảm nhẹ so với mức 3,3 tỷ của cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Halico - HNR thu về 47,7 tỷ, giảm 20% so cùng kỳ năm 2022. Song, số lỗ của HNR trong giai đoạn này chỉ đạt 3,4 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. Song, công ty vẫn còn khoản tiền 613 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Năm nay, Công ty rượu đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 126 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện 2022. Lỗ trước thuế kỳ vọng giảm từ gần 17 tỷ xuống 15 tỷ đồng.

Công ty rượu cho biết, trong năm 2023, công ty này tiếp tục đối mặt với khó khăn như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng, dự kiến thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tiếp tục ảnh hưởng lớn đến giá sản phẩm và lợi nhuận công ty. 

Halico - HNR cũng phải cạnh tranh với các đối thủ là các doanh nghiệp tư nhân, đơn vị cá nhân sản xuất rượu nhỏ lẻ trốn thuế. Bên cạnh đó, chủ trương chung của Nhà nước về hạn chế sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn dẫn đến tổng nhu cầu tiêu thụ toàn quốc giảm.

Tổng tài sản của Halico đạt gần 363 tỷ đồng tính tới ngày 30/6, chênh lệch không đáng kể so với đầu năm 2023. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng gần 28 tỷ lên 119 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng.

HNR hiện có khoản nợ khoảng 23,5 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, chủ yếu là thuế và các khoản nộp Nhà nước, dự phòng phải trả.

CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ 1898. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy xây dựng ở khu vực Đông Dương thời đó.

Halico - HNR có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HBN) là công ty mẹ chiếm 54,29% vốn, ngoài ra còn có cổ đông lớn khác là Streetcar Investment Holding với tỷ lệ nắm giữ 45,57%.


Tin liên quan

Tin mới