Chưa đủ bù lỗ, EVN kiến nghị tăng giá điện lần 2

Trong báo cáo với Chính phủ gần đây, để đảm bảo cân đối chi phí doanh nghiệp, EVN kiến nghị tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9/2023.
EVN đề xuất tăng giá điện lần 2 trong năm 2023, dự kiến vào tháng 9 tới đây
EVN đề xuất tăng giá điện lần 2 trong năm 2023, dự kiến vào tháng 9 tới đây

Trong báo cáo Chính phủ về công tác cơ cấu lại Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2016-2020 và Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp EVN giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo của EVN, giai đoạn 2016-2020 tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống điện tăng khoảng 1,78 lần, từ 38.800MW (2015) lên gần 69.300MW (2020), trong đó nguồn điện của EVN tăng thêm 5.873MW. Năm 2021, tổng công suất toàn hệ thống tăng lên 76.614MW, riêng EVN là 29.775MW.

Tốc độ tăng trưởng bình quân điện sản xuất và mua EVN trong giai đoạn 2016-2020 đạt 8,35%/năm, thấp hơn so với kế hoạch dự kiến trong 5 năm là 9,89%/năm. Cụ thể: năm 2016 đạt 177,234 tỷ kWh, năm 2020 đạt 238,469 tỉ kWh, tăng 3,33% so năm 2019, lý do nhu cầu tiêu thụ điện giảm do dịch bệnh Covid-19. Tổng sản lượng điện do EVN sản xuất và mua để cung ứng lên hệ thống điện quốc gia trong 5 năm là 1.051,7 tỷ kWh, bằng 98,41% so với kế hoạch 5 năm. Điện sản xuất và mua của EVN năm 2021 là 246,25 tỉ kWh, tăng 3,25% so với năm 2020.

Điện thương phẩm bình quân trên đầu người năm 2020 đạt 2.210 kWh/người, tăng 1,41 lần so với năm 2015 (1.566,8 kWh/người). Điện thương phẩm năm 2021 đạt 225,3 tỉ kWh, tăng 3,85% so với năm 2020.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, EVN và các đơn vị hành chính gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính do sự biến động tăng giá đột biến của nhiên liệu (giá than, giá khí, giá dầu), tỷ giá ngoại tệ tăng cao. Trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất cả năm lỗ "âm" 26.463 tỷ đồng. 

Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán lẻ tăng 3% được người dân quan tâm gần đây, EVN cho rằng việc tăng giá này chưa thực sự giúp ích cho Tập đoàn. Dự kiến doanh thu bán điện tăng thêm được 8.000 tỷ đồng trong những tháng còn lại của năm 2023. Theo đánh giá từ EVN, mức tăng này chưa đủ để cân đối chi phí chi phí mua điện năm 2023 và EVN vẫn còn khả năng lỗ; cộng với khoản lỗ năm 2022 chuyển sang, dự kiến lỗ cả năm 2023 là 40.884 tỷ đồng.

Vì thế, EVN kiến nghị Thủ tướng: Sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo các thông số đầu vào cơ bản trong các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện trong giai đoạn 2023-2025. Đồng thời, cho phép EVN tiếp tục được điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01/9/2023 để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo quy định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.

Với những vấn đề EVN nêu, ngày 22/05 văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đối với kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020 của EVN cần đánh giá kỹ hơn những tồn tại, hạn chế như chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, chưa đạt được mục tiêu thoái vốn…. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để xây dựng các nhiệm vụ, kế hoạch cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 có tính hiệu quả, khả thi, sát thực tế hơn.

Đối với các kiến nghị của EVN liên quan đến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023, Phó Thủ tướng nêu ý kiến: Cần có đánh giá đầy đủ, xác thực để xây dựng phương án tổng thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm tháo gỡ khó khăn cho EVN. Các Bộ, cơ quan cần chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng, cơ sở pháp lý cần thiết để khi có điều kiện, có thể thực hiện được ngay.


Tin liên quan

Tin mới