Bỏ quên năng lượng điện tái tạo trong nước, EVN nhập khẩu điện từ nước ngoài?

Nhiều doanh nghiệp điện tái tạo trong nước phải "kêu cứu" khi chưa được huy động phát điện quốc gia; trong khi đó, EVN lại tiếp tục nhập khẩu điện từ nước ngoài. Đây là nghịch lý trớ trêu của ngành điện Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Từ ngày 4/5/2023, giá điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá 3%. nguyên nhân sự tăng giá này là nguồn cung điện không đủ để đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dân. Dù EVN đã ký kết nhập khẩu thêm điện từ Trung Quốc và Lào nhưng điện vẫn thiếu gay gắt, dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên trong những ngày vừa qua. 

EVN nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc
EVN nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc

EVN đã đàm phán mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110kV Thâm Câu (Trung Quốc) - Móng Cái (Quảng Ninh) trong tháng 5,6 và 7 với công xuất 70MW. Ngày 22/5, TP Móng Cái đã hoàn tất đấu nối, vận hành đường dây 110kV Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) phục vụ cho việc mua điện. Dự kiến toàn bộ TP Móng Cái và huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh sẽ sử dụng điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, EVN cũng tiến hành nhập khẩu điện từ Lào qua cụm Nhà máy thủy điện Nậm Kông, thủy điện Nậm San, dự kiến sẽ vận hành thương mại trong tháng 5.

Về giá điện nhập khẩu, theo Bộ Công thương giá mua điện từ Trung Quốc là 6,5 cent tức gần 1.540 đồng một kWh, còn giá mua tại Lào là 6,9 cent một kWh, khoảng 1.632 đồng một kWh. Mức giá này thấp hơn so với mức giá điện mua từ các nguồn điện gió theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió trong đất liền là 8,5 USCent/kWh và đối với dự án điện gió trên biển là 9,8 USCent/kWh.

Lãng quên nguồn điện tái tạo trong nước, lý do vì sao?

Trong khi đó, nguồn điện dự phòng của nước ta vẫn còn hàng chục nhà máy điện tái tạo đang “đắp chiếu” không phát được lên lưới điện quốc gia.

Ảnh minh họa

Theo kiến nghị của các nhà đầu tư, việc “giải cứu” các nhà máy điện tái tạo là do đến nay vẫn chưa có hướng dẫn gửi cho EVN. Vì vậy, quá trình đàm phán sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện (PPA) cho các dự án tiếp tục gặp nhiều vướng mắc. Đây là điểm mấu chốt để các dự án điện gió, điện mặt trời trong nước có thể phát lên lưới điện quốc gia.

Cũng theo số liệu từ EVN, lý do mua điện nước ngoài là vì giá mua điện trong nước bình quân 3 tháng đầu năm khoảng 1.845 đồng một kWh. Như vậy, giá mua điện từ Lào, Trung Quốc thấp hơn một số nguồn điện trong nước.

Đến nay, về năng lượng điện tái tạo hiện có tổng công suất  số dự án bị chậm vận hành là hơn 4.600 MW. Trong đó, gần 2.100 MW của 34 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Các dự án này không được hưởng giá ưu đãi (giá FIT) trong 20 năm và phải đàm phán giá điện với EVN, với mức thấp hơn 20-30% so với trước đây.

Theo số liệu cập nhật từ EVN, đến 24/5 có 37 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để đàm phán giá và hợp đồng mua bán.

24 dự án trong số này chấp nhận giá tạm tính bằng 50% mức trần trong khung giá của Bộ Công Thương, tức khoảng 754-908 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm tính cho 19 dự án, tổng công suất 1.347 MW và đang đẩy nhanh các bước thử nghiệm, công nhận vận hành thương mại (COD) để phát điện. Như vậy, sắp tới sẽ có thêm hơn 1.340 MW bổ sung vào hệ thống điện.


Tin liên quan

Tin mới