Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi khi nhiệt điện khí và than được tăng cường?

Để bù đắp cho nguồn điện thiếu hụt do các nhà máy thuỷ điện không hoạt động trơn tru, các loại năng lượng khác đang được khai thác và sử dụng.

EI Nino quay lại làm ảnh hưởng tới khả năng huy động điện từ nhà máy thuỷ điện

EI Nino đã trở lại trong năm 2023, gây ra sự gia tăng nhiệt độ. Thời gian kéo dài của hiện tượng này thường từ 9 đến 12 tháng, hoặc thậm chí cả năm, không phải là điều bình thường.

Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi khi nhiệt điện khí và than được tăng cường?

Theo A0, ngày 13/6, lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc ước tính 822 triệu kWh, với miền Bắc chiếm khoảng 389,8 triệu kWh; miền Trung khoảng 82,4 triệu kWh; miền Nam khoảng 349 triệu kWh.

Ngày 13/6, các nguồn điện sản xuất được 159,5 triệu kWh từ thủy điện (61,3 triệu kWh ở miền Bắc); 447,9 triệu kWh từ nhiệt điện than (271 triệu kWh ở miền Bắc); 87 triệu kWh từ tuabin khí; hơn 119,7 triệu kWh từ điện tái tạo, gồm 39,5 triệu kWh từ điện gió (công suất đỉnh lúc 14h00 là 2.300,1 MW) và 80,2 triệu kWh từ điện mặt trời (công suất đỉnh lúc 10h30 là 5.926,8 MW), trong đó điện mặt trời Farm chiếm 43,1 triệu kWh; không cần sử dụng nguồn điện dầu.

Trung tâm A0 cho biết, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trong ngày 13/6 tăng so với ngày 12/6 song chưa nhiều.

"Do khó khăn về nguồn nước, các hồ lớn chỉ trên mực nước chết không nhiều nên tiếp tục tích nước, tổng công suất không huy động được từ các hồ Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Tuyên Quang, Thác Bà, Hủa Na, Bản Vẽ... khoảng 5.000 MW", Trung tâm A0 cho biết.

Theo A0, các nhà máy nhiệt điện có đủ than để sản xuất, nhưng do phải hoạt động ở công suất cao, liên tục nên một số tổ máy bị hỏng hóc.

Năm 2022, các nhà máy thủy điện có lợi thế vì chi phí phát điện thấp hơn các nguồn khác như nhiệt điện, điện mặt trời, nên được huy động nhiều hơn. Ngược lại, các nguồn như nhiệt điện than, nhiệt điện mặt trời không được ưu ái. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 và những tháng gần đây, nguồn phát điện từ thủy điện giảm sút, có thể là cơ hội cho các nhà máy nhiệt điện, gồm nhiệt điện khí và nhiệt điện than tăng công suất để bù đắp lượng điện thiếu hụt.

POW, PPC, HND, QTP... kỳ vọng hưởng lợi

Các công ty nhiệt điện niêm yết trên thị trường chia làm hai nhóm: nhiệt điện khí và nhiệt điện than. Nhóm nhiệt điện khí gồm PV Power (mã POW) và công ty con PVPower NT2 (mã NT2) của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; nhóm nhiệt điện than gồm Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC), Nhiệt Điện Hải Phòng (HND) và Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP).

Trong nhóm nhiệt điện than, Nhiệt Điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh là hai doanh nghiệp mới vận hành nhà máy, đang giảm nợ vay và ổn định hoạt động, dự kiến trong những năm sau, cả hai doanh nghiệp này sẽ tiếp tục giảm chi phí lãi vay và khấu hao, điều này tăng biên lợi nhuận ròng.

Nhiệt điện Quảng Ninh có 2 tổ máy vận hành, tổ máy số 1 từ năm 2011 và tổ máy số 2 từ năm 2014, công suất 1.200 MW. Công ty dự kiến giảm nợ vay tới năm 2023. Tính đến 31/12/2018, tổng nợ vay là 7.533 tỷ đồng, chiếm 60,8% tổng nguồn vốn. Nhưng đến 31/12/2023, tổng nợ vay chỉ còn 1.089,2 tỷ đồng, giảm 6.443,8 tỷ đồng so với cuối năm 2018 và chiếm 13,3% tổng nguồn vốn.

Nhiệt Điện Hải Phòng có 4 tổ máy vận hành, tổ máy 1& 2 từ năm 2011, tổ máy 3&4 từ năm 2014, tổng công suất 1.200 MW. Tổ máy 1& 2 dự kiến giảm khấu hao từ cuối năm 2021, Công ty dự kiến sẽ trả hết nợ vay vào năm 2024, điều này hy vọng sẽ tăng biên lợi nhuận ròng.

Tính đến cuối năm 2018, tổng nợ vay HND là 7.252 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng nguồn vốn; nhưng đến cuối quý đầu năm 2023, tổng nợ vay chỉ còn 1.172,4 tỷ đồng, giảm 6.079,6 tỷ đồng so với cuối năm 2018 và chiếm 13,9% tổng nguồn vốn.

Trong khi đó, tại Nhiệt điện Phả Lại, Công ty không có nhà máy mới từ năm 2002 khi vận hành tổ máy số 6 (dây chuyền II) và có tổng công suất 1.040 MW. Do nhà máy hoạt động lâu năm, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đã giảm sâu, nên Công ty không có cơ hội cải thiện biên lợi nhuận ròng từ việc giảm chi phí khấu hao và chi phí tài chính như các doanh nghiệp mới vận hành nhà máy.

Do đó, trong nhóm nhiệt điện than, Nhiệt Điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh được dự báo sẽ có lợi khi được ưu tiên phát điện bù đắp thuỷ điện, cùng với đó việc các nhà máy đang giảm sâu chi phí lãi vay, đây là nền tảng để nhà đầu tư hy vọng kết quả kinh doanh khả quan hơn.

Đối với nhiệt điện khí, PV Power được dự báo sẽ có lợi khi nhu cầu điện được huy động từ các nhà máy nhiệt điện. Trong đó, tổ máy số 1 của Vũng Áng bị hỏng kỹ thuật và phải dừng hoạt động từ tháng 9/2021 và trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty dự kiến tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 sẽ chạy thử và nghiệm thu vào cuối tháng 8/2023, bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận thêm cho Công ty vào giai đoạn 6 tháng cuối năm.

Trước đây, Chứng khoán SSI đã ước tính tổ máy số 1 của Vũng Áng hoạt động lại, góp khoảng 30% lợi nhuận trước thuế của PV Power. PV Power đang vận hành các nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1&2 (1.500 MW); Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1&2 (công suất 1.200 MW); nhà máy thuỷ điện Hủa Na (công suất 180 MW); nhà máy thuỷ điện Đakđrinh (công suất 125 MW); nhà máy điện than Vũng Áng 1 (công suất 1.200 MW, mỗi tổ máy công suất 600 MW); và CTCP Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí.

PV Power đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 với công suất 1.500 MW, sử dụng khí làm nhiên liệu. Trước tình hình thuỷ điện gặp khó khăn do hiện tượng EI Nino, nhu cầu nhiệt điện được huy động mạnh mẽ, tạo cơ hội cho nhóm doanh nghiệp nhiệt điện cải thiện kết quả kinh doanh trong thời gian sắp tới.


Tin liên quan

Tin mới