Giá lúa gạo hôm nay 16/5: Điều chỉnh trái chiều với mặt hàng gạo

Giá lúa gạo ngày 16/5 ghi nhận giá gạo nguyên liệu, thành phẩm biến động trái chiều. Sau phiên điều chỉnh giá gạo tại chợ lẻ duy trì ổn định trở lại.

Giá lúa gạo trong nước

Giá lúa gạo hôm nay 16/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đi ngang. Theo đó, tại kho An Giang, giá lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mốc 6.600 – 6.800 đồng; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 6.600 – 6.750 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nếp khô Long An 8.600 – 8.800 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.000 – 8.200 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm biến động trái chiều. Theo đó, giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg lên mức 9.750 đồng/kg; trong khi giá gạo thành phẩm giảm 100 đồng/kg xuống còn 11.200 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm duy trì ổn định. Theo đó, hiện giá tấm IR 504 ở mức 9.400 đồng/kg. Trong khi đó, cám khô dao động quanh mốc 7.350 - 7.450 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Giá gạo thế giới

Trên thị trường xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.

Thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) điều chỉnh tăng 0,9 triệu tấn so với dự báo trước, lên 55,9 triệu tấn. Con số này chỉ thấp hơn 0,2 triệu tấn so với kỷ lục 56,15 triệu tấn của năm 2022.

Trong khi đó, trong báo cáo tháng 4.2023, USDA đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 509,4 triệu tấn, giảm 4,4 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022. Trong khi đó, tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo tăng 0,9 triệu tấn lên mức kỷ lục 520 triệu tấn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng dự báo, từ nay đến cuối năm, các nước sẽ ráo riết nhập khẩu gạo. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi theo cảnh báo của các tổ chức khí tượng thế giới, hiện tượng El Nino đang trở lại gây nguy cơ mất mùa, khủng hoảng lương thực tại nhiều quốc gia. Một số tổ chức quốc tế cũng dự báo, toàn cầu sẽ thiếu hụt kỷ lục với 8,7 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Trong năm 2023, Trung Quốc được dự báo vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với 5,1 triệu tấn, nhưng so với năm 2022 giảm 1 triệu tấn do ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu tấm từ Ấn Độ.

USDA cũng đưa ra dự báo, tồn kho gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 giảm gần 2 triệu tấn so với dự báo trước và thấp hơn 6% so với niên vụ 2021-2022, xuống còn 171,4 triệu tấn. Như vậy, tồn kho gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm năm thứ hai liên tiếp và giảm xuống mức thấp nhất kể từ niên vụ 2017-2018.

 


Tin liên quan

Tin mới