Giá tiêu ngày 2/6: Duy trì ổn định

Giá tiêu ngày 2/6 ổn định tại thị trường trong nước, với mức cao nhất được ghi nhận là 75.500 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giá tiêu ngày 2/6 trong nước

Giá tiêu hôm nay 2/6 tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm tại Bà Rịa Vũng Tàu. Trong khi đó, giữ ổn định tại các địa phương còn lại. Hiện giá tiêu tại các vùng trọng điểm dao động quanh mốc 72.500 – 75.500 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 75.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Mặc dù điều chỉnh giảm, song hiện nay giá tiêu tại địa phương này vẫn duy trì ở mức cao nhất cả nước.

Tương tự, tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay dao động quanh mức 72.500 – 74.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 72.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay duy trì ổn định quanh mức 74.000 đồng//kg, giảm 500 đồng.

Trong khi đó, riêng tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu duy trì ổn định. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg; Đồng Nai 72.500 đồng/kg. 

Thị trường hồ tiêu vừa trải qua tháng tăng trưởng ấn tượng. Trong tháng 5/2023, các đơn vị thu mua liên tục có những đợt gom hàng. Điều này đẩy thị trường trong nước lấy lại các mốc 70.000, 76.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, những phiên cuối tháng, lực mua gom giảm cùng với đồng USD mạnh khiến thị trường điều chỉnh giảm nhẹ, nhưng lại tăng trở lại ngay sau đó. Kết thúc tháng 5/2023, giá tiêu trong nước tăng trung bình 5.500 - 6.000 đồng/kg. 

Như vậy, sau nhiều phiên tăng liên tiếp, giá tiêu hôm nay bất ngờ điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng sự sụt giảm này không đáng ngại.

Giá tiêu ngày 2/6 thị trường thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 1/6 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 31/5 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.581 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 31/5 Ngày 1/6 % thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia) 3.581 3.581 0
Tiêu đen Brazil ASTA 570 2.950 2.950 0
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA 4.900 4.900 0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.091 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 31/5 Ngày 1/6 % thay đổi
Tiêu trắng Muntok 6.091 6.091 0
Tiêu trắng Malaysia ASTA 7.300 7.300 0

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây Gia vị Việt Nam (VPSA), sản lượng tiêu niên vụ 2022 - 2023 dự báo tăng 10% lên khoảng 200.000 tấn nhờ các yếu tố thời tiết thuận lợi.

Tuy nhiên, tại một số địa phương đang diễn ra xu hướng chặt bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây ăn trái khác cho thu nhập cao hơn, đặc biệt là sầu riêng.

Hiệp hội nhận định, nếu việc chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả kéo dài thì có thể trong ba năm tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Bên cạnh đó, VPSA cho rằng nếu sản lượng hạt tiêu của Việt Nam giảm sâu do làn sóng chuyển dịch cây trồng diễn ra mạnh mẽ có thể khiến nông dân “lỡ sóng” giá tiêu.

Bởi vì khi chặt cây tiêu đi, người trồng sẽ cần phải mất ba năm để tái đầu tư và lợi nhuận bằng 0, phải đến năm thứ 4 người trồng tiêu mới bắt đầu có thể thu hoạch.

Trong trường hợp giá tiêu tăng trở lại do nguồn cung thiếu hụt, người nông dân sẽ mất thời gian dài mới có thể thu hoạch và hưởng lợi từ những vườn cây mới. Khi đó, người trồng tiêu lại trở thành những người đi sau.

Cụ thể, nông dân sẽ phải mất tổng cộng 6 năm, gồm 3 năm trồng và 3 năm tăng giá, dự kiến giá tiêu tại thời điểm đó cũng đã ở mức đỉnh. Trong khi đó, với cây sầu riêng mặc dù đang cho lợi nhuận tốt hơn rất nhiều cây tiêu, 1 ha có thể thu về 1 tỷ nhưng cũng mất thời gian để cây sinh trưởng.


Tin liên quan

Tin mới