Giới đầu tư khởi động tuần mới đầy thận trọng

Các chỉ số trên phố Wall chính dao động quanh tham chiếu và giảm điểm trong phiên đầu tuần 26/6, khi các nhà đầu tư thận trọng phân tích tác động của cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Wagner đối với Nga vào cuối tuần qua.

thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay

Ngoài vấn đề chính trị tại Nga, thì phiên này, đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ đã khiến thị trường chịu áp lực lớn nhất, với Nvidia, Alphabet và Meta Platform đều rớt hơn 3%. Cùng với đó, cổ phiếu Tesla sụt 6%, sau khi Goldman Sachs hạ bậc tín nhiệm đối với hãng sản xuất ô tô điện, với lý do những rào cản về giá cả.

Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance, Charlotte, North Carolina, cho biết: "Các nhà đầu tư đang vật lộn với những tác động của những gì đã xảy ra vào cuối tuần qua. Chúng tôi đã không gặp phải một cuộc đảo chính nhưng chúng tôi đã có một cuộc nổi loạn. Bạn chỉ có thể lo lắng về sự không chắc chắn, bạn không thể lạc quan”.

Một loạt dữ liệu kinh tế bao gồm lạm phát, hàng hóa lâu bền và chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan được dự kiến ​​​​trong tuần này, cũng như bài phát biểu của Chủ tịch Powell có thể làm sáng tỏ kế hoạch tăng lãi suất của Fed.

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách dự báo lãi suất sẽ tăng ít nhất 0,5% nữa vào cuối năm nay.

Kết thúc phiên 26/6, chỉ số Dow Jones giảm 12,72 điểm (-0,03%), xuống 33.714,71 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 19,51 điểm (-0,45%), xuống 4.328,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 283,57 điểm (-0,87%), xuống 13.415,24 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, dẫn đầu là ngành chăm sóc sức khỏe, trong khi cổ phiếu quốc phòng giảm sau cuộc binh biến cuối tuần qua tại Nga.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,08% xuống 452,77 điểm, ghi nhận phiên giảm thứ sáu liên tiếp.

Cổ phiếu của các công ty quốc phòng lớn của châu Âu Leonardo SpA, Saab AB và Rheinmetall AG mỗi công ty giảm hơn 4%, qua đó, cũng đã gây ảnh hưởng đến chỉ số phụ hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu giảm 0,9%.

Shanti Kelemen, Giám đốc đầu tư của M&G Wealth and &me, cho biết: “Những gì chúng ta thấy sau cuộc nổi loạn của tập đoàn Wagner đối với Nga có lẽ giúp mọi người đang có hy vọng rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể kết thúc sớm hơn một chút và rất nhiều công ty quốc phòng đã sa sút”.

Chỉ số chăm sóc sức khỏe giảm 1,1% và là lực cản lớn đối với chỉ số STOXX 600, chỉ số này chịu áp lực trước những lo ngại về suy thoái kinh tế do chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu có thể kéo dài hơn dự kiến.

Chỉ số này cũng đã ghi nhận mức giảm một tuần lớn nhất trong ba tháng vào tuần trước, do quá nhiều các sự kiện của ngân hàng trung ương khi dữ liệu phản ánh mức tăng trưởng kinh doanh yếu kém của châu Âu trong tháng 6.

Cổ phiếu đáng chú ý trong phiên này có Aston Martin đã tăng 10,8%, sau khi nhà sản xuất ô tô hạng sang của Anh cho biết họ sẽ ký một thỏa thuận với Lucid Group để sản xuất xe điện (EV) "hiệu suất cao".

Cổ phiếu Cineworld Group giảm 17,9% sau khi nhà điều hành chuỗi rạp chiếu phim của Anh cho biết họ sẽ nộp đơn xin quản lý như một phần của kế hoạch tái cơ cấu được đề xuất.

Kết thúc phiên 26/6: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 8,29 điểm (-0,11%), xuống 7.453,58 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 16,88 điểm (-0,11%), xuống 15.813,06 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 20,93 điểm (+0,29%), lên 7.184,35 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản đã giảm phiên thứ ba liên tiếp, sau khi trải qua một ngày giao dịch giằng co quanh tham chiếu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,25% xuống 32.698,81 điểm. Chỉ số này đã giảm khoảng 2,4% trong hai phiên trước đó, sau khi tăng lên mức cao nhất trong 33 năm tại 33.772,89 điểm vào tuần trước. Chỉ số Topix mất 0,2% xuống 2.260,17 điểm.

Phiên này, nhóm cổ phiếu liên quan đến chip là một trong những lực cản lớn nhất của Nikkei 225, với Tokyo Electron giảm 0,83% và Advantest giảm 1%. Cổ phiếu lớn Fast Retailing có trọng số lớn nhất trên chỉ số chuẩn, giảm 0,64%.

Cổ phiếu đáng chú ý là JSR Corp đã tăng 21,65%, sau khi nhà sản xuất vật liệu bán dẫn này đang xem xét một thỏa thuận được mua lại bởi Tập đoàn Đầu tư Nhật Bản (JIC) do nhà nước hậu thuẫn.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi dữ liệu du lịch trong Lễ hội Thuyền rồng kéo dài ba ngày vào tuần trước cho thấy sự phục hồi kinh tế yếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,48% xuống 3.150,62 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,41% xuống 3.809,70 điểm.

Các chuyến đi du lịch ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Lễ hội Thuyền rồng đã tăng 32,3% so với một năm trước đó, nhưng sự phục hồi này thấp hơn so với kỳ nghỉ lễ tháng Năm kéo dài năm ngày trước đó.

"Dữ liệu du lịch và di chuyển trong Lễ hội Thuyền rồng kéo dài ba ngày cho thấy đà phục hồi hậu Covid đang mờ dần đối với các dịch vụ trực tiếp", Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura cho biết.

Cổ phiếu du lịch theo đó chịu ảnh hưởng mạnh và giảm 2% và cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu mất 1,5%.

S&P Global mới đây, đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc xuống 5,2% từ mức 5,5% trước đó, sau khi dữ liệu tháng 5 cho thấy sự phục hồi hậu COVID đang chững lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi chi tiêu tiêu dùng và sản xuất tiếp tục suy yếu, thêm vào vào các dấu hiệu phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chững lại.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,64% xuống 19.912,89 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,83% xuống 6.776,55 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi giới đầu tư mua bắt đáy khi thị trường giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần trong phiên trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI đóng cửa tăng 12,10 điểm, tương đương 0,47% lên 2.582,20 điểm.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi các chỉ số tâm lý người tiêu dùng và lạm phát ở Mỹ cũng như hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trong tuần này, Seo Sang-young, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là SK Innovation giảm 6,08% xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng, sau khi nhà sản xuất pin công bố kế hoạch huy động vốn 1,18 nghìn tỷ won (904,26 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển.

Kết thúc phiên 26/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 82,73 điểm (-1,25%), xuống 32.698,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 47,28 điểm (-1,48%), xuống 3.150,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 95,84 điểm (-0,51%), xuống 18.794,13 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 12,10 điểm (+0,47%), lên 2.582,20 điểm.

Giá dầu thô tăng nhẹ, trong bối cảnh giới đầu tư tìm cách cân bằng mối lo ngại về tăng trưởng nhu cầu toàn cầu, trước sự gián đoạn nguồn cung sắp tới có thể trở nên trầm trọng hơn do bất ổn chính trị ở Nga.

Kết thúc phiên 26/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,21 USD/thùng (+0,3%), lên 69,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,33 USD/thùng (+0,5%), lên 74,18 USD/thùng.


Tin liên quan

Tin mới