“Hiến kế” và bàn giải pháp phát triển kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng Sông Cửu Long luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1.3 đến 1.5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ.

Ngày 18/06/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Hiến kế” và bàn giải pháp phát triển kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu đến năm 2030 của khu vực này là mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 phải đạt khoảng 6,5 - 7% /năm. Đây là cơ sở chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới để khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững toàn vùng và của các địa phương trong vùng trong thời gian tới.

Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).

Mới đây, trong cuộc tiếp xúc cử tri tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin cho biết đã bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các tuyến cao tốc.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, Đồng bằng Sông Cửu Long luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1.3 đến 1.5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ.

Sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, BĐS, logicstic, công nghiệp... nếu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, thì khu vực sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền.

Song song, Chính phủ đang có những động thái đánh thức tiềm năng khu vực này bằng việc đầu tư hạ tầng, phát triển cầu, đường cao tốc nối từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và kết nối Đồng bằng Sông Cửu Long, nâng cấp các đô thị hiện hữu…

Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng-Phát triển kinh tế ĐBSCL” dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Cần Thơ diễn ra vào ngày 10/6/2023 tại Cần Thơ kỳ vọng sẽ nêu lên những thách thức bất cập trong phát triển kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, hạ tầng đô thị, bất động sản, năng lượng, giao thông chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.

Diễn đàn cũng tổng hợp các giải pháp đột phá từ các nhà quản lý, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp…về thúc đẩy phát triển hạ tầng, cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, tính minh bạch về pháp lý của dự án… tác động. tạo động lực phát triển kinh tế bứt phá trong giai đoạn mới.


Tin liên quan

Tin mới