Nỗ lực ngăn chặn thảm hoạ ô nhiễm nhựa toàn cầu
Sự nguy hại của rác thải nhựa với con người và môi trường sống
Rác thải nhựa tồn tại dưới các dạng vật thể như: Ống hút, vỏ chai, bao nilon... là các vật dụng được tổng hợp từ chất hóa học hữu cơ (như nhựa PE). Hiện tượng ô nhiễm trắng gây ra bởi rác thải nhựa bắt nguồn từ việc xả rác nhựa ra môi trường. Khái niệm “ô nhiễm trắng” có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi tên loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường.
Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư , làm giảm khả năng miễn dịch…
Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây dưới lòng đất.
Để phân hủy được rác thải nhựa có thể kéo dài từ hàng trăm đến hàng nghìn năm. Chính vì thế, khi tích tụ quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm trắng ảnh hưởng rất lớn đến hàng nghìn sinh vật sống. Trong đó, bao gồm các loài động vật, vi sinh vật và cả loài người chúng ta.
Theo nghiên cứu của UNEP, hiện có trên 14 triệu tấn nhựa xâm lấn và phá hủy hệ sinh thái đại dương mỗi năm, trong khi phát thải nhà kính liên quan đến nhựa có thể chiếm đến 15% tổng phát thải được phép xảy ra nếu chúng ta muốn giới hạn sự nóng lên của Trái đất trong mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp. Báo cáo nghiên cứu của UNEP cho thấy, nhựa có thể thải ra 19% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2040.
Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính, lượng sản phẩm nhựa được sản xuất dựa vào nguyên liệu hóa thạch hàng năm trên thế giới dự kiến sẽ vượt 1,2 tỷ tấn vào năm 2060 và rác thải sẽ vượt mức 1 tỷ tấn. Ngay cả khi hành động tích cực để giảm nhu cầu đối với sản phẩm nhựa và cải thiện hiệu quả sử dụng, sản xuất đồ nhựa cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 40 năm. Tuy nhiên, OECD cho rằng các chính sách phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng mạnh tỷ lệ rác thải nhựa có thể tái chế trong tương lai từ 12% lên 40%.
Thực hiện các ràng buộc pháp lý chống ô nhiễm nhựa
Có thể thấy rõ, tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa tại đại dương, trong khi sản xuất các sản phẩm nhựa vẫn tiếp tục gia tăng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có biển. Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm gia tăng phát thải khi carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, mà còn đe dọa đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh tồn của các loài sinh vật biển. Chính vì thế, Giám đốc UNEP Inger Andersen đã nhấn mạnh tới sự việc cần thiết đạt được thoả thuận toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa với tính ràng buộc về pháp lý.
Người phụ trách chính sách nhựa toàn cầu của WWF cho rằng, việc đàm phán Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa cần tập trung vào các chi tiết nhằm giải quyết hiệu quả và công bằng vấn đề ô nhiễm nhựa. Ông Eirik Lindebjerg nêu rõ: “WWF kêu gọi một hiệp ước có thể cấm hoặc nhanh chóng loại bỏ dần các loại nhựa, sản phẩm, hóa chất, phụ gia có nguy cơ cao nhất khỏi chuỗi sản xuất”. Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tái sử dụng và tái chế không độc hại trên quy mô lớn, cũng như vai trò quan trọng của các cơ chế hỗ trợ thích đáng cho việc thực thi hiệp ước, như hỗ trợ tài chính và hợp tác kỹ thuật.
Trước cuộc đàm phán về Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa do Liên hợp quốc tổ chức từ ngày 29/5 đến ngày 2/6, các quốc gia đã trải qua vòng đàm phán kỹ thuật trước đó tại Uruguay vào cuối năm 2022. Đây là giai đoạn thứ hai trong 5 giai đoạn đàm phán được kỳ vọng sẽ dẫn đến một thỏa thuận lịch sử liên quan đến việc sản xuất, sử dụng sản phẩm nhựa và xử lý rác thải nhựa vào năm sau.
Năm 2022, khoảng 175 quốc gia tham gia đàm phán đã cam kết sẽ thông qua một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý vào năm 2024 nhằm chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới. Các nước đang xem xét một loạt biện pháp như ban hành một lệnh cấm quy mô toàn cầu đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Tháng 4/2023, các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7, gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italia và Canada) đã cam kết đến năm 2040 chấm dứt hoàn toàn tình trạng ô nhiễm nhựa. Các nước cho rằng mục tiêu này có thể đạt được nhờ sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn và lệnh cấm hoặc hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và nhựa không thể tái chế.
UNEP nhấn mạnh, 3-5 năm tới là khung thời gian quan trọng để cộng đồng quốc tế cùng hành động nhằm đặt thế giới trên lộ trình hướng đến việc thực hiện kịch bản thay đổi hệ thống vào năm 2040. Trong đó, tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất, giúp giảm tới 30% ô nhiễm nhựa vào năm 2040, với việc đưa vào những thứ như chai nước tái sử dụng, hệ thống gửi lại hộp đựng và các loại máy tự động thu gom chai nhựa. Theo UNEP, trong khi các chính phủ là người khởi xướng sự thay đổi này, người tiêu dùng sẽ phải “từ bỏ sự tiện lợi và tập quen với các sản phẩm trông ít bóng bẩy hơn”.
Thế giới có thể ngăn chặn được mối đe dọa ô nhiễm nhựa hay không? Điều này đang phụ thuộc vào việc đạt được Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa, một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý vào năm 2024 nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa bằng việc đưa ra kế hoạch tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguyên liệu sử dụng để giúp giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040 nói chung và giảm một nửa lượng sản xuất nhựa sử dụng một lần.
Tin liên quan
-
Hiện nay rác thải nhựa đang là một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc...
-
Vòng đàm phán thứ hai về rác thải nhựa diễn ra tại Paris
Ngày 29/05, đại diện 175 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã họp tại trụ sở UNESCO...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404