Phát triển công trình xanh tại Việt Nam vẫn là bài toán khó
Công trình xanh là gì?
Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
- Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác;
- Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời);
- Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, chất thải và tái chế, tái sử dụng;
- Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình;
- Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững;
- Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành;
- Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành;
- Thiết kế đảm bảo phù hợp với những biến đổi của môi trường.
Công trình xanh tại Việt Nam
Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về biến đổi khí hậu, đe doạ huỷ diệt cuộc sống trên Trái Đất. Lo lắng về vấn đề này, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển” năm 1987. Tiếp đó năm 1992, Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo 162 quốc gia, cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu”, chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước này khi đó, sau đó đã xây dựng “Chương trình phát triển bền vững quốc gia”.
Nước ta đã có một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy một ngành Xây dựng xanh hơn, có trách nhiệm với môi trường hơn như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2010), Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (năm 2010), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 (năm 2014), Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2015), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (2017), Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 (2017); Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 (2018), Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (2019).
Gần đây, Luật Xây dựng sửa đổi (2020) cũng lần nữa khẳng định quan điểm khuyến khích phát triển công trình xanh, công trình năng lượng Liên hiệp quốc và củng cố vai trò của Bộ Xây dựng trong công tác này. Như vậy, công trình xanh đang có rất nhiều triển vọng và sẽ trở thành một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, cũng như chiến lược “xanh hoá” ngành Xây dựng, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.
Số lượng công trình xanh ở nước ta vẫn còn khiêm tốn
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Scotland, Anh Quốc cuối năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ngoài ra, với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong Hội nghị Bộ trưởng “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á” (AZEC) gần đây càng khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết của Việt Nam được nêu tại Hội nghị lần thứ 26.
Tuy nhiên tại sự kiện về công trình xanh tổ chức cuối năm 2022, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, thực tế Việt Nam chỉ có 233 công trình với tổng diện tích khoảng trên dưới 6 triệu m2 sàn xây dựng đạt tiêu chí công trình xanh. Đây là con số khiêm tốn so số lượng dự án được xây dựng suốt thập niên vừa qua.
Theo Bộ Xây dựng, dự báo đến năm 2030, tỷ lệ dân số thành thị tăng lên 45% do đó mỗi năm phải thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Để đạt được cam kết đặt ra về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp toàn diện giữa chủ đầu tư, nhà phát triển cũng như ban quản lý, khách thuê.
Tuy nhiên rào cản lớn nhất của thị trường công trình xanh Việt Nam hiện nay là nhận thức chưa đúng của chủ đầu tư về công trình xanh. Nhiều chủ đầu tư lo ngại việc xây dựng, phát triển công trình xanh khiến chi phí đầu tư tăng 20-30%, thậm chí cao hơn.
Song từ các nghiên cứu trên thế giới, mặc dù công trình xanh đòi hỏi tăng vốn đầu tư 3 - 8% so đầu tư thông thường, nhưng lại tiết kiệm từ 15 - 30% năng lượng sử dụng, giảm 30 - 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm 30 - 50% lượng nước sử dụng, 50 - 70% chi phí xử lý chất thải.
Ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã nói rằng, ngoài những trở ngại thường được nhắc tới như thiếu chính sách khuyến khích, hay quan ngại về chi phí đầu tư bán đầu cao, việc thiếu các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng làm nền tảng cũng cản trở phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tìm ra giải pháp xây dựng các kiến trúc xanh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc quốc gia, phù hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù của nước ta là một bài toán khó.
Kinh nghiệm phát triển công trình xanh từ các nước trên thế giới
Cho tới nay, công trình xanh đã trở thành một xu hướng của thời đại. Ở mức độ cao hơn nữa, một số nước đã đưa ra những mô hình công trình “superlow energy building hay “zero energy building” là công trình ít tiêu hao hoặc không tiêu hao năng lượng nhờ khả năng tự tạo ra năng lượng phục vụ chính nó.
Hay như mô hình ‘carbon-neutral building’ là những công trình từ vật liệu xây dựng đến khi đưa vào sử dụng đều không phát ra khí CO2. Như vậy, từ khái niệm công trình xanh ban đầu, thế giới liên tục nâng cao chuẩn xanh, phát triển các mô hình thiết kế và xây dựng mới ngày càng hiệu quả về tài nguyên và môi trường.
Về chính sách phát triển công trình xanh của các quốc gia cũng khá đa dạng. Ở các nước phát triển, giới nghề nghiệp – hiệp hội là những người khởi xướng và phát triển các công cụ kỹ thuật, trong khi Nhà nước chỉ đóng vai trò xây dựng các chủ trương chính sách thúc đẩy cơ bản (như Mỹ, Úc, châu Âu).
Ở châu Á, Chính phủ thường đóng vai trò quan trọng hơn: Vừa khởi xướng phong trào, vừa ban hành quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến tiết kiệm năng lượng, vừa xây dựng và ban bộ công cụ công trình xanh, cùng các cơ chế bắt buộc, thưởng, phạt rất quyết liệt như trường hợp Đài Loan, Trung Quốc, Singapore.
Các quốc gia có trình độ công trình xanh phát triển thì đều có sự quan tâm ủng hộ của Chính phủ và sự phối hợp hiệu quả của tất cả các chủ thể trên thị trường bao gồm: Các cơ quan Nhà nước ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách; Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp; Các doanh nghiệp đầu tư và sự đòi hỏi trách nhiệm môi trường của toàn xã hội.
Làm thế nào để thị trường công trình xanh tại Việt Nam phát triển?
Xu hướng thiết kế và xây dựng xanh ở Việt Nam cũng đã xuất hiện và ngày càng phát triển ở nước ta. Các kiến trúc sư hiện nay đã có nhiều sáng tạo trong thiết kế các ngôi nhà ngày càng “xanh” hơn: Thông thoáng hơn, nhiều cây hơn, cách nhiệt tốt hơn. Đây chính là nhóm giải pháp thiết kế thụ động (không dùng thiết bị, công nghệ, mà bằng các giải pháp thiết kế thi công). Hầu hết những ngôi nhà truyền thống ở Việt Nam có dạng thiết kế thụ động, ứng phó với vấn đề khí hậu rất thông minh.
Kiến trúc gần đây có rất nhiều giải pháp vi khí hậu của các kiến trúc sư nhưng vẫn chưa mang tính chất phổ quát bởi vẫn còn dừng lại là những giải pháp cụ thể cho từng công trình nhỏ.
Hiện nay, thực hiện các công trình xanh ở Việt Nam đang là tự nguyện, tự lực của các chủ đầu tư, không có hướng dẫn, quy định hay khuyến khích bằng thưởng phạt gì từ Nhà nước. Nhiều công trình chứng nhận LEED tại Việt Nam, phần lớn là các nhà máy của các doanh nghiệp Mỹ hoặc các tập đoàn đa quốc gia là các công trình xanh vì họ xem trách nhiệm môi trường là một loại đạo đức xã hội.
Liên quan vấn phát triển công trình xanh tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đánh giá các thành phố và các tòa nhà là một nguồn phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. Song nếu các thành phố, tòa nhà được xanh hóa với giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, thì chúng có thể đóng góp đáng kể vào ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Mà phát triển công trình xanh thông qua tích hợp các yếu tố xanh và hiệu quả năng lượng trong thiết kế, xây dựng, nghiệm thu và vận hành tòa nhà… chỉ có thể thực hiện được với sự nâng cao nhận thức, năng lực của chủ đầu tư công trình, nhà phát triển xây dựng, những người vận hành công trình, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cán bộ nghiệm thu công trình.
Tin liên quan
-
Ngày nay không nhiều người biết rằng, vào những năm 1925 – 1935, Hà Nội là một trong...
-
Dự án nước sạch hơn 400 tỉ đồng ở Thanh Hóa thi công ì ạch
4 năm qua, dự án nhà máy nước sạch hơn 400 tỉ đồng tại xã Thăng Thọ (Thanh...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404