Siêu cổ phiếu XDC của Tân Cảng có gì mà tăng 4.700% trên sàn chứng khoán?

XDC của CTCP Xây dựng Công trình Tân Cảng vừa có 26 phiên tăng trần liên tiếp, trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán những ngày qua khi xác lập mức thị giá đỉnh nhất.

Cổ phiếu mới đắt nhất sàn chứng khoán

Phiên giao dịch ngày 27/06, cổ phiếu XDC của công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng tăng trần trên UpCom (15%) đạt mức 767.100 đồng/cp.

Với mức tăng này, XDC chính thức vượt cổ phiếu VNZ, trở thành cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán.

Kể từ phiên 24/4, cổ phiếu XDC tăng liên tục 39 phiên, thị giá tăng hơn 4.780%.

Đà tăng này giúp tài sản của một cá nhân tăng mạnh sau 2 tháng. Ngày 25/04, ông Đỗ Phú Đạt mua 500 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6,1%. Qua đó ông này chính thức là cổ đông lớn.

Tính theo giá thời điểm mua, ông Đạt chỉ cần chi 9 triệu cho 500 cổ phiếu XDC. Như vậy, người này lãi khoảng 370 triệu đồng.

Xây dựng Công trình Tân Cảng hoạt động ra sao mà cổ phiếu tăng như "tên lửa"?

Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng có tiền thân là đơn vị Công binh Hải quân thành lập từ năm 1996. Qua nhiều lần sáp nhập, công ty chính thức được thành lập năm 2007, theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm 100% vốn.

Cổ phiếu XDC giao dịch trên sàn UpCOM từ ngày 01/12/2022 với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 8.200 cp, nhưng vốn điều lệ của Tân Cảng là 90 tỷ, tương đương 9 triệu cổ phần.

Tuy nhiên chỉ 3 nhà đầu tư đăng ký đấu giá và mua 8.200 cp, với giá bình quân 15.502 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền thu được chỉ hơn 127 triệu đồng.

Ngày 23/11/2022, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã quyết định chấp thuận cho công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng đăng ký giao dịch tại HNX với số cổ phần trúng đấu giá và đã được thanh toán (8.200 cổ phần).

Xây dựng Công trình Tân Cảng đã thi công nhiều công trình trong và ngoài quân đội, trên hải đảo cũng như đất liền, đặc biệt đã có kinh nghiệm trong thi công các công trình đường thuỷ, giao thông, công trình công nghiệp.

cổ phiếu XSC

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu của XDC trong 2 năm 2018, 2019 chỉ duy trì ở mức khá tốt, doanh nghiệp đạt đỉnh doanh thu 530 tỷ đồng năm 2019. Song từ 2020 tình hình kinh doanh bắt đầu đi xuống.

Năm 2021, Tân Cảng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 329 tỷ và 9,4 tỷ đồng, giảm 27,4% và 5,3% so với cùng kỳ năm trước đó. Theo XDC, năm 2020 tình hình kinh tế khó khăn, dịch Covid kéo dài, nên doanh thu giảm so với 2019 và cũng thấp hơn với các năm trước. Đến năm 2021, tình hình dịch bệnh tại TP.Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, nên việc kinh doanh của doanh nghiệp này cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

Sang 2022, doanh thu thuần của XDC ở mức 279,4 tỷ, trong đó mảng xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất còn lãi ròng đạt 7,6 tỷ đồng, vậy là giảm 18% so với năm trước.

Đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của XDC là 229 tỷ, chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn khách hàng 162,5 tỷ. Hiện tại XDC có vốn điều lệ chỉ 90 tỷ đồng.

Đằng sau sự nhảy vọt cổ phiếu XDC có gì?

Ngày 12/5, HNX đính chính, ông Đỗ Phú Đạt chưa chính thức trở thành cổ đông lớn của XDC do chưa xác định rõ tỷ lệ sở hữu trước khi giao dịch của ông Đỗ Phú Đạt.

Số lượng cổ phiếu ông Đỗ Phú Đạt nắm giữ trước giao dịch là 500 cổ phiếu, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi giao dịch chưa xác định được do Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Siêu cổ phiếu XSC của Tân Cảng
Bức tranh kinh doanh khá mờ nhạt của XDC.

Năm 2022, XDC IPO hơn 3,27 triệu cổ phần (gần 36,44% vốn điều lệ) giá khởi điểm 15.322 đồng/cp.  

Theo kế hoạch sau IPO, cơ cấu sở hữu cổ phần của XDC gồm: Bán ưu đãi cho người lao động hơn 0,23 triệu cổ phần (2,56%); Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm giữ 4,59 triệu cổ phần, chiếm 51%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 0,9 triệu cổ phần (10%); đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường hơn 3,27 triệu cổ phần (36,44%).

Cổ phiếu biến động bất thường trong khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này không có gì đặc sắc, thậm chí ngày càng đi lùi. Gần nhất năm 2022, doanh thu của XDC giảm mạnh về 279 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 7,6 tỷ đồng.

Thuyết minh báo cáo tài chính của năm 2022 ghi nhận nhiều khoản mục liên quan đến Nhà nước như Phải thu và trả trước liên quan đến Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, Tân Cảng đang nắm giữ 768.876 cổ phần tại Ngân hàng TMCP Quân đội, đây là khoản uỷ thác đầu tư qua công ty mẹ là Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn. 

Chuyên gia cảnh báo

Kết thúc phiên giao dịch hôm 6/6, XDC ghi nhận sắc tím khi tăng gần 15% lên mức đỉnh lịch sử 165.200 đồng, nhưng khối lượng khớp lệnh chỉ 700 cổ phiếu.

Cổ phiếu XDC đã tăng liên tục 39 phiên, thị giá tăng hơn 4.780%. Nhưng đáng lưu ý là, thanh khoản mã này khá èo uột, nhiều phiên không có hoặc chỉ dao động 100 - 700 cổ phiếu khớp lệnh.

Ông Bùi Văn Huy, chuyên gia chứng khoán DSC chia sẻ rằng, một số nhóm cổ phiếu niêm yết nhưng mang tính đại chúng thấp, vốn chủ sở hữu nhỏ, ít cổ đông ngoài, và đặc biệt là có mức thanh khoản rất thấp. Những cổ phiếu như vậy sẽ dễ trần hay sàn nhiều phiên bởi lượng nhỏ.

Theo ông, vừa qua khi thị trường tăng tốt trong ngắn hạn, dòng tiền có tín hiệu cải thiện thì có xu hướng chảy vào cổ phiếu nhỏ hơn.

"Các nhà đầu tư có dòng tiền có thể lướt sóng ngắn hạn nhưng cần chú ý thị trường đang trong trạng thái quá mua. Kinh tế thực sự vẫn đang nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có nền tảng cơ bản kém sẽ rủi ro vì không chắc rằng có tồn tại qua sự suy thoái không?". Ông Huy nhận định.

Theo một số chuyên gia nhận định, dòng tiền đổ vào các mã nhỏ, dưới mệnh giá, cơ bản kém là biểu hiện rằng mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường chứng khoán ở mức cao hơn, có hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) ở mức độ nhất định.


Tin liên quan

Tin mới