Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT): Chi phí tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận

Dù là công ty dẫn đầu trong thị trường đường Việt Nam với 46% thị phần, CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 đạt 537 tỷ đồng (giảm 17% so cùng kỳ). Tổng nợ của SBT tại thời điểm cuối quý 1 là 13,8 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ), chiếm 46% tổng tài sản.

Áp lực lãi vay lớn

Trong báo cáo mới đây, SSI Research cho biết trong ba quý đầu năm tài chính 2023, doanh thu thuần của SBT đạt kết quả tích cực, với doanh thu thuần đạt 18 nghìn tỷ đồng (+40% so với cùng kỳ). SSI Research ước tính sản lượng tiêu thụ đường đạt 996 nghìn tấn (+30% so với cùng kỳ) và giá bán trung bình tăng 10% so với cùng kỳ. SBT là công ty dẫn đầu trong thị trường đường Việt Nam với 46% thị phần. Tuy nhiên, LNST đạt 537 tỷ đồng (-17% so với cùng kỳ). 

Chi phí tài chính cao là một trong những nguyên nhân kéo lợi nhuận của SBT đi xuống dù doanh thu tăng trưởng. Tính đến cuối quý 3/2023, SBT có tổng nợ là 13,8 nghìn tỷ đồng (+23% so với cùng kỳ), chiếm 46% tổng tài sản. Trong cơ cấu nợ, trái phiếu chiếm gần 2.400 tỷ đồng, với 5 lô trái phiếu đang lưu hành. Trong tháng 6 này, công ty sẽ có một lô trái phiếu đáo hạn, trị giá hơn 127 tỷ đồng; các lô còn lại sẽ đáo hạn vào các năm 2024, 2025.

Với tổng nợ vay ở mức cao, SBT đã phải trả gần 360 tỷ đồng tiền lãi vay trong quý vừa qua, tăng 97% so với cùng kỳ niên độ trước. Lũy kế 9 tháng niên độ 2022-2023, số tiền lãi vay mà công ty phải trả xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT)

Tác động trái chiều từ biện pháp chống trợ cấp chống bán phá giá

Trong năm tài chính 2022, sản lượng tiêu thụ của SBT đạt 1 triệu tấn đường, trong đó khoảng 60% đến từ đường sản xuất từ mía và phần còn lại đến từ đường nhập khẩu. Với việc áp thuế chống trợ cấp chống bán phá giá của Bộ Công Thương, SSI Research kỳ vọng SBT có thể dần chuyển sang nguồn mía đường cho nhu cầu sản xuất đường, do doanh thu đường từ mía có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đường nhập khẩu. Đối với đường thô nhập khẩu, SBT sẽ dựa trên hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được Bộ Công Thương cấp phép năm 2023.

SSI cho biết SBT cũng đang chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ sản xuất nông nghiệp sang cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh. Tháng 12/2022, SBT công bố đổi thương hiệu từ TTC Sugar thành TTC AgriS, với chiến lược trở thành doanh nghiệp cung cấp giải pháp nông nghiệp toàn diện hàng đầu, ứng dụng công nghệ cao với mục tiêu phát triển bền vững. Trong 3 quý đầu năm tài chính 2023, công ty ghi nhận doanh thu khác (bao gồm doanh thu cung cấp giải pháp) là 751 tỷ đồng (+63% so với cùng kỳ, chiếm 4% doanh thu thuần).

Trong năm tài chính 2024, SSI Research kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 26 nghìn tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ) và 734 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ). Ước tính sản lượng tiêu thụ sẽ đạt 1,3 triệu tấn (+2% so với cùng kỳ) trong dó 40% đến từ đường nhập khẩu.

Giá bán trung bình của đường dự kiến sẽ tăng 6% so với cùng kỳ và giá mía có khả năng tăng 5% so với cùng kỳ. Do đó, SSI Research kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp SBT sẽ đạt 12,9% trong năm 2024, so với mức 12% như SSI Research ước tính cho năm 2023. Chi phí tài chính thuần ước tính là 711 tỷ đồng (+44% so với cùng kỳ), trong khi SSI Research không tính đến thu nhập tài chính từ hoạt động đầu tư /thoái vốn/ giao dịch hợp đồng tương lai.

SBT hiện đang giao dịch ở mức EV/EBITDA năm 2023 là 6,2x, đây là mức thấp nhất 5 năm trong giải từ 6x-15x. Doanh thu của công ty có thể hưởng lợi từ việc tăng giá đường trong nước và giá đường neo ở mức cao. Do vậy, giá cổ phiếu của SBT sẽ có thể có biến động tích cực. Tuy nhiên, lợi nhuận chịu ảnh hưởng lớn từ giao dịch hợp đồng tương lai đường khá biến động (chiếm 45% LNTT năm tài chính 2022).

SSI cũng chỉ ra một số rủi ro khiến giá cổ phiếu giảm bao gồm: giá đường thấp hơn kỳ vọng; vay nợ cao khiến chi phí tài chính tăng; đầu tư vào các ngành kinh doanh khác (bất động sản, năng lượng)


Tin liên quan

Tin mới