Thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm: Vốn FDI đăng ký giảm mạnh

Sức cầu thị trường bđs vẫn yếu trong khi dòng vốn chảy vào lĩnh vực này chưa có cải thiện rõ rệt. Riêng vốn FDI đăng ký vào bất động sản 5 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/05, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký gần 1,16 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng vốn đăng ký đầu tư, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước (gần 3 tỷ USD).  

Thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm

Đối với tình hình đăng ký doanh nghiệp, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới là 1.744 doanh nghiệp, giảm hơn 61% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp giải thể là 554 doanh nghiệp giải thể, tăng hơn 30%.  

Cùng thời điểm nói trên, ước số nhân viên môi giới đang hoạt động chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Cá biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80%. 

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hà Đô Nguyễn Trọng Thông nhìn nhận, sắp tới có một số luật được ban hành nhưng chính sách bđs thường có đỗ trễ rất dài. Do đó, đừng hy vọng năm 2024 sau khi một số luật được ban hành sẽ đổi mới thị trường địa ốc ngay lập tức, điều này là không thể. Bởi Nghị định thường đã có độ trễ kéo dài thì Luật sẽ càng trễ lâu hơn.

Theo ông Thông, bất động sản là ngành dẫn dắt ngành công nghiệp xây dựng, thị trường chứng khoán, tài chính ngân hàng. Nếu không tháo gỡ được khó khăn cho bất động sản thì các ngành khác cũng gặp khó khăn.

“Tuy nhiên, với tình hình này tôi cho rằng rất khó để tháo gỡ được hết vấn đề nếu cứ loanh quanh xử lý như hiện nay. Do đó, doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh, không thể trông chờ hoàn toàn vào những gì đang có”, Chủ tịch Nguyễn Trọng Thông nói.


Tin liên quan

Tin mới