Việt Nam tận dụng lợi thế về nguồn cung kim loại trong ngành công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn, khả năng làm chủ nguồn cung cấp kim loại quý trong sản xuất chip đang trở thành một điểm cộng quan trọng cho ngành bán dẫn.

Sự tăng trưởng đáng kể của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Theo báo cáo của Gartner, cho biết doanh thu ngành sản xuất chip toàn cầu tăng khoảng 1,2% so với năm 2021, đạt 601,7 tỷ USD vào năm 2022. Dự kiến thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt quy mô khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2029. Điều này có nghĩa, tham gia thị trường bán dẫn toàn cầu, Việt Nam sẽ có được các cơ hội tỷ USD.

Các công nhân công ty sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.
Các công nhân công ty sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.

Bộ Công Thương của Việt Nam đánh giá rằng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang "chạy" với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%, tương đương khoảng 6,16 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024. Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp và là 1 trong 9 sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam.

Đặc biệt, Mỹ được xem là một trong những thị trường mục tiêu quan trọng đối với nhiều quốc gia, và Việt Nam đã đứng thứ ba tại châu Á về doanh số xuất khẩu chip bán dẫn tới Mỹ, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư đến từ những doanh nghiệp nước ngoài. Theo ông Choi Chang Ho - Chủ tịch Hana Micron Vina, cho biết đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên trên 1 tỷ USD. Hana Micron Vina sẽ phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn mới tại Việt Nam, góp phần đa dạng các loại hình công nghệ, kỹ thuật sáng tạo mà Việt Nam đang theo đuổi.

Ưu thế về nguồn kim loại là điểm cộng trong ngành công nghiệp bán dẫn

 

Việt Nam đang sở hữu nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu. Trong đó lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước sẽ giúp tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng bô xít, một loại quặng nhôm của thế giới đạt khoảng 32 tỷ tấn. Trong đó, trữ lượng bô xít ở Việt Nam đạt khoảng 5,8 tỷ tấn, đứng thứ hai thế giới.

Việt Nam cũng có mỏ đồng Sin Quyền (Lào Cai) với trữ lượng khoảng 53 triệu tấn, chiếm gần 6% trữ lượng trên thế giới. Trong quý đầu năm nay, sản lượng khai thác quặng đồng đã đạt 666.000 tấn, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, nước ta cũng có tiềm lực lớn về một số nguồn nguyên liệu khác, đặc biệt là đất hiếm, vốn được coi là nguyên liệu chiến lược sản xuất chất bán dẫn, với trữ lượng lớn thứ hai thế giới, khoảng 22 triệu tấn (18,9%), chỉ xếp sau Trung Quốc.

Việt Nam cũng sở hữu nguồn nguyên liệu đất hiếm, nguyên liệu chiến lược trong sản xuất chip, với trữ lượng lớn thứ hai trên thế giới, khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đối với ngành bán dẫn thông qua việc thúc đẩy hợp tác quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đã có hai trong ba tập đoàn hàng đầu của ngành chip thế giới, Intel và Samsung, phát triển cơ sở sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam.

Thách thức luôn đi kèm với cơ hội cho doanh nghiệp Việt

 

Cùng với những cơ hội, còn tồn tại những thách thức. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành bán dẫn cũng đặt ra một loạt thách thức, từ khía cạnh kỹ thuật đến tài nguyên và môi trường. Ngoài khả năng cung cấp nguồn năng lượng sạch cho việc sản xuất chip, ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn cũng phải đối mặt với vấn đề phát thải khí nhà kính và cung cấp nước sạch cho quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam đã có những động thái tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip. Nhiều đơn vị và doanh nghiệp công nghệ, như FPT Semiconductor, CMC, Viettel, đã bắt đầu nghiên cứu, thiết kế, và sản xuất chip. FPT, chẳng hạn, đã thành công trong việc sản xuất chip thương mại cho nhiều thị trường và đặt mục tiêu trở thành công ty thiết kế chip lớn nhất Đông Nam Á. Tập đoàn FPT cũng đã có hợp đồng cung cấp chip cho đối tác với đơn đặt hàng lên đến 25 triệu chip trong năm 2024 và 2025.

Bên cạnh đó, Viettel cũng đang hợp tác với nhiều đối tác quốc tế về chipset, phần cứng, phần mềm cho 5G, tạo tiền đề cho thương mại hóa sản phẩm và đó là những tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp sản xuất chip tại Việt Nam.


Tin liên quan

Tin mới