Xuất nhập khẩu thép 4 tháng đầu năm kém khả quan, doanh nghiệp thép tiếp tục báo lỗ

Trong 4 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu thép có sự cải thiện, tuy nhiên kết quả vẫn chưa có quá nhiều chuyển biến tích cực.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 8,866 triệu tấn, bán hàng thép thành phẩm đạt 8,1 triệu tấn, giảm lần lượt 22,4% và 23,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình xuất nhập khẩu cũng diễn biến trái chiều trong 4 tháng đầu năm, cụ thể:

Tình hình nhập khẩu

Tháng 3/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 1,3 triệu tấn với trị giá hơn 1,069 tỷ USD, tăng lần lượt 55,26% về lượng và 58,85% về giá trị so với tháng 2/2023 và tăng 18,52% về lượng nhưng giảm 6,18% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Tính chung Quý I năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 2,736 triệu tấn với trị giá hơn 2,269 tỷ USD, giảm 9,19% về lượng và giảm 27,83% về giá trị.

Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm:Trung Quốc (52,86%), Nhật Bản (16,01%), Hàn Quốc (9,00%), Ấn Độ (7,92%) và ASEAN (6,49%)

Diễn biến xuất nhẩu thép quý I/2023
Diễn biến xuất nhẩu thép quý I/2023 (Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

Tình hình xuất khẩu

Tháng 3/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 874 ngàn tấn thép tăng 9,75% so với tháng 2/2023 nhưng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 688 triệu USD tăng 14,35% so với tháng trước nhưng giảm 24,21% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung Quý I năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,299 triệu tấn thép tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 1,72 tỷ USD giảm 25,19% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong Quý I năm 2023 là: khu vực ASEAN (40,97%), Khu vực EU (19,13%), Hoa Kỳ (7,05%), Ấn Độ (6,84%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4,54%).

Diễn biến nhập nhẩu thép quý I/2023
Diễn biến nhập nhẩu thép quý I/2023 (Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

Nguyên nhân hoạt động xuất nhập thép suy giảm

Hoạt động xuất nhập khẩu thép suy giảm trong 4 tháng đầu năm xuất phát từ sự suy giảm về nhu cầu tiêu thụ thép trong nước cũng như thế giới trong thời gian vừa qua.

Tại thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ thép chững lại trong quý 1 là do sự ảm đạm của thị trường xây dựng cũng như là tốc độ giải ngân đầu tư công vẫn còn khá thấp trong 3 tháng đầu năm. Nhu cầu về vật liệu xây dựng giảm và nguồn cung trong nước dồi dào dẫn tới giá trị nhập khẩu thép giảm đi.

Tại thị trường nước ngoài, do biến động khó lường của vĩ mô thế giới cũng như sự suy yếu của các nền kinh tế làm giảm đi khả năng xuất khẩu thép của các doanh nghiệp trong nước. Lạm phát tăng nhanh và làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, kéo theo tiêu thụ thép yếu dần từ quý 3.

Một yếu tố khác chính là việc Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu thép hàng đầu thế giới đã mở cửa trở lại từ đầu năm nay, dẫn tới sản lượng thép được cung cấp ra thị trường quốc tế tăng mạnh hơn năm ngoái. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia ngày 18 tháng 4, Trung Quốc sản xuất 95,73 triệu tấn thép thô trong tháng 3, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô bình quân ngày tăng 8% so với mức trung bình của tháng 1, tháng 2 lên 3,088 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Sản lượng gang của Trung Quốc trong tháng 3 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước lên 78,07 triệu tấn, với sản lượng hàng ngày tăng 3% so với mức tháng 1, tháng 2 lên 2,518 triệu tấn, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Trong quý đầu năm, sản lượng gang và thép thô của Trung Quốc lần lượt tăng 7,6% và 6,1% so với cùng kỳ lên 219,83 triệu tấn và 261,56 triệu tấn.

Nhu cầu thép trên thị trường quốc tế, diễn biến không mấy tích cực đã ảnh hưởng trực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thép trong quý I vừa qua. Tính đến hết quý I/2023, bên cạnh nhưng doanh nghiệp thép báo lãi như HPG, SMC,... thì Công ty CP Thép Nam Kim, doanh nghiệp hàng đầu trong việc xuất khẩu thép lại ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên tới gần 50 tỷ đồng.

BCTC quý I/2023
BCTC quý I/2023 (Nguồn: CTCP Thép Nam Kim)

Kết thúc quý I/2023, Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt hơn 4 nghìn 380 tỷ đồng, giảm mạnh so doanh thu 7 nghìn 163 tỷ đồng của quý I/2022. Trước đó, Nam Kim cũng ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 254 tỷ đồng trong quý IV/2022. Theo giải trình của công ty, nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý I/2023 đến từ viêc giá vốn tăng. Kết thúc phiên giao dịch 17/05, NKG giảm 2,03% xuống còn 14.500 đồng/ cổ phiếu so với phiên giao dịch hôm qua. Xu hướng tăng của cổ phiếu đã chững lại kể từ giai đoạn cuối tháng 3.


Tin liên quan

Tin mới