Mô hình định giá tài sản vốn: Công thức tính và cách hoạt động của mô hình

Trước khi quyết định tham gia vào thị trường tài chính thì mỗi nhà đầu tư cần có sự nghiên cứu, kiến thức nhất định. Và mô hình định giá tài sản vốn chính là một mô hình nhà đầu tư cần phải nắm bắt. Nó chính là thước đo vô cùng quan trọng. Nếu những nhà đầu tư mới chưa có sự hiểu biết về mô hình này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.  

Mô hình định giá tài sản vốn là gì?

Mô hình định giá tài sản vốn tên tiếng Anh của mô hình này đó là Capital Asset Pricing Model và viết tắt là CAPM. Mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng đối với tài sản, trong đó có cổ phiếu.

Mô hình định giá tài sản vốn là gì?

Rủi ro này là rủi ro nhà đầu tư không thể dự đoán và hoàn toàn không thể tránh được như: Rủi ro xuất phát từ sự thay đổi chính sách của chính phủ hay điều kiện tự nhiên,…

Mỗi khoản đầu tư đều chứa đựng những rủi ro. Và rủi ro đó chính là lợi tức thực tế của chính khoản đầu tư và nó khác với lợi nhuận kỳ vọng. Lúc này những người đầu tư cần phải tiến hành tính toán rủi ro của khoản đầu tư khi quyết định lợi nhuận họ muốn nhận được. Chính công thức CAPM sẽ giúp ích cho việc tính toán.

Công thức CAPM

Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản đó là:

E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]

Trong đó:

Công thức CAPM

  • E(Ri): lợi tức mong muốn từ một tài sản i
  • E(Rm): lợi nhuận kì vọng của toàn bộ thị trường
  • Rf: lợi nhuận của tài sản phi rủi ro
  • βi (Hệ số beta): độ nhạy của chứng khoán đối với thay đổi trên thị trường
  • [E(Rm) – Rf]: phần bù đắp rủi ro thị trường

Lợi tức mong đợi từ tài sản

E(Ri) chính là kí hiệu của lợi tức mong đợi của tài sản vốn tính theo thời gian. Lợi tức mong đợi chính là giả định dài hạn về phương thức tài khoản đầu tư sẽ thực sự phát huy tác dụng trong vòng đời của nó.

Lợi nhuận của tài sản phi rủi ro

Rf chính là kí hiệu của lợi nhuận của tài sản phi rủi ro. Lợi nhuận của tài sản phi rủi ro thông thường sẽ bằng với lợi tức của trái phiếu chính phủ với kỳ hạn là 10 năm. Lãi suất phi rủi ro cần tương ứng với quốc gia nơi đầu tư thực hiện và thời gian đáo hạn của trái phiếu cần thích hợp với thời gian đầu tư.

Lợi nhuận kì vọng của toàn bộ thị trường

Kí hiệu của lợi nhuận kì vọng của toàn bộ thị trường là Rm. Rm chính là để thể hiện mức lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng đạt được.

Hệ số beta

Kí hiệu β là kí hiệu của hệ số beta. Nó chính là thước đo rủi ro của tài sản hay sự biến động trong lợi nhuận. Hệ số này chính là sự nhạy cảm của cổ phiếu đối với rủi ro của thị trường.

  • β > 1 thì chứng khoán có rủi ro cao hơn mức chung của thị trường.
  • β < 1 thì chứng khoán có mức rủi ro thấp hơn mức chung của thị trường
  • β = 1, lợi tức kỳ vọng trên một chứng khoán bằng với lợi nhuận trung bình của thị trường.
  • β < 0 tức là chứng khoán có biến động ngược chiều với thị trường.

Phần bù rủi ro thị trường

Bỏ qua tìm kiếm lợi tức trung bình dựa vào thị trường vốn thì đi vào nghiên cứu tìm kiếm giá trị phù hợp cho (Rm - Rf). Đây là sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình trên thị trường vốn và rủi ro  tỷ suất sinh lợi tự do chính là phần bù rủi ro vốn cổ phần.

Mô hình định giá tài sản vốn hoạt động như thế nào?

Ví dụ ngày hôm qua nhà đầu tư đang quan sát cổ phiếu với trí giá 50$ với cổ tức là 3%/năm. Beta của cổ phiếu là 1.5. Điều này khiến cho cổ phiếu này có tính rủi ro hơn so với thị trường. Bên cạnh đó, giả định lãi suất phi rủi ro là 3% và mong muốn của nhà đầu tư đối với thị trường là giá trị cổ phiếu tăng 5%/năm. Qua đó tiến hành tính lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu dựa trên mô hình CAPM là 6%. Cụ thể: 6% = 3% + 1,5 × (5% −3%).

Trong tương lai nếu giá trị chiết khấu của dòng tiền là 50$ thì mô hình định giá tài sản vốn cho biết giá cổ phiếu phù hợp cho rủi ro của nó.

Ưu và nhược điểm của mô hình định giá tài sản vốn

Mỗi mô hình đều chứa đựng ưu và nhược điểm riêng, đối với CAPM cũng như vậy. Sau đây là ưu và nhược điểm của CAPM để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn.

Ưu điểm

  • Mô hình CAPM có thể ứng dụng trên thị tế, chính là thị trường chứng khoán. Chỉ với phép tính rất đơn giản thì các nhà đầu tư có thể biết được rủi ro của từng loại cổ phiếu.
  • Mô hình CAPM có tính tới rủi ro thị trường. Điều này không có trong những mô hình hoàn vốn khác. Rủi ro thị trường là vấn đề không thể nào tính toán trước.
  • CAPM có thể thực hiện các tính toán lợi tức giúp cho các doanh nghiệp tiến hành điêu tra cơ hội để kết hợp kinh doanh nhiều hình thức khác nhau.
  • Sử dụng công cụ này nhà đầu tư có thể tính toán phần nào tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.

Nhược điểm

  • Mô hình này không thể nắm bắc các yếu tố thay đổi trong những kỳ tiếp theo.
  • Nhà đầu tư không thể thỏa mãn giả định về đa dạng hóa danh mục đầu tư nên rất dễ xảy ra sai lệch về kết quả.
  • Để có thể ước tính rủi ro beta cần dữ liệu đủ dài về lợi nhuận và thời gian có thể kéo dài từ 3 – 5 năm.

Bài viết về mô hình định giá tài sản vốn tới đây là kết thúc. Mong rằng các nhà đầu tư đã hiểu về mô hình này và áp dụng hiệu quả trong đầu tư. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong các tin tức tiếp theo.


Tin mới