Mô hình Ponzi là gì? Liệu mô hình này có lừa đảo hay không?

Trên thị trường tài chính hiện nay có rất nhiều mô hình được nhà đầu tư áp dụng. Bên cạnh mô hình cốc tay cầm, mô hình 2 đỉnh, 2 đáy thì mô hình ponzi được không ít anh em quan tâm. Khi nhắc tới ponzi có không ít ý kiến cho rằng mô hình này lừa đảo. Vậy thực sự nó có lừa đảo hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình ponzi là sử dụng tiền của người trước để trả lợi nhuận cho người sau. Người đi vay tạo ra một kế hoạch đầu tư vô cùng lý tưởng với mức lợi nhuận hấp dẫn. Người cho vay phải đầu tư vốn vào hệ thống. Và nếu muốn kiếm thêm thật nhiều tiền đòi hỏi người vay sẽ phải kiếm thêm nhiều người khác tham gia vào mạng lưới này. Bằng lời mời gọi hấp dẫn đã có không ít người tham gia.

Mô hình ponzi là sử dụng tiền của người trước để trả lợi nhuận cho người sau.

Mô hình này chỉ bị sụp đổ khi không có thêm người mới. Có nghĩa tiền sẽ không vào hệ thống và lúc đó không còn tiền lãi để trả cho những người vào trước.

Trong một số trường hợp mô hình bắt đầu hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, khi đơn vị đó không mang lại nguồn lợi nhuận theo như mục tiêu đề ra thì nó đã biến tấu trở thành mô hình ponzi.

Lịch sử ra đời của mô hình ponzi

Mô hình này ra đời xuất phát từ Charles Ponzi. Ông chính là người sáng lập ra mô hình đa cấp vào những năm 1919. Xuất phát điểm của Ponzi chỉ có 3 đô nhưng bằng trí thông minh của mình và chỉ một năm sau đó ông đã nổi danh khắp nước Mỹ với tài sản lên tới hàng triệu đô.

Lúc đầu Ponzi có ý định sử dụng coupon để thanh toán tiền tem. Tuy nhiên, thời gian sau ông đã dành chính số tiền của những người đến sau để trả tiền cho mình và những người tới trước.

Thời điểm đó dịch vụ bưu chính rất phát triển. Phiếu giảm giá toàn cầu cho phép người gửi thư hoàn toàn có thể trả trước tiền bưu phí cho người nhận thư. Lúc này người nhận có thể sử dụng phiếu đó tới bưu điện và đổi lấy tem thư.

Tuy nhiên, giá tem thư ở các quốc gia không giống nhau. Một số quốc gia có giá rất cao còn những quốc gia khác lại có giá thấp hơn. Và Ponzi đã thuê rất nhiều người để mua phiếu giảm giá tem thư ở những nước rẻ và bán ở những nước đắt. Cách thức này giúp ông thu về nguồn lợi lớn.

Hình thức mua bán này là không hợp pháp. Và Ponzi đã thu hút những người đầu tư với những lời hứa hẹn hấp dẫn như thu về lợi nhuận 50% trong vòng 45 ngày và 90 ngày sẽ có mức lợi nhuận lên tới 100%. Tuy nhiên, ông không thực hiện cách thức nói trên mà sử dụng tiền của người đến sau để trả lãi suất cho người tới trước và phần còn lại dành cho Ponzi.

Mô hình hoạt động của Ponzi

Để mô hình này hoạt động một cách mượt mà thì những đối tượng cầm đầu đã lập kế hoạch vô cùng chi tiết. Cụ thể:

Schemer là kẻ chủ mưu

Ponzi là người đứng đầu tạo nên kế hoạch này. Hình ảnh mà kẻ này xây dựng là một doanh nhân thành đạt, giàu có và có profile cực khủng. Chưa dừng lại ở đó, Ponzi là một người hoạt bát, thông minh và có tài ăn nói. 

Trong mô hình hoạt động của Ponzi thì Schemer Ponzi chính là kẻ chủ mưu.

Ông lập nên kế hoạch kinh doanh cực kỳ chi tiết và hợp lý. Và những người khác khi nghe lời giới thiệu đã lập tức đầu tư mà không hề có một chút nghi ngờ.

Investor – Nhà đầu tư

Những nhà đầu tư chỉ có một mục đích duy nhất đó là thu về lợi nhuận. Những người này chấp nhận rủi ro để nhận về tiền lãi cao. Và đây cũng là những người đi đầu, đổ tiền vào hệ thống để giúp hệ thống hoạt động và lôi kéo thêm những nhà đầu tư khác.

Ponzi Introducing Investor – Những người giới thiệu

Những người giới thiệu là những người không đổ quá nhiều tiền vào hệ thống này. Tuy nhiên, họ nhận được hoa hồng xứng đáng khi giới thiệu được người tham gia vào hệ thống. Những con người này làm việc chăm chỉ để kiếm hoa hồng mà không màng tới hậu quả về sau.

Cách nhận biết mô hình Ponzi

Để nhận biết mô hình Ponzi thì nhà đầu tư cần nắm được những dấu hiệu sau. Những hình thức này đều có chung một mô típ và rất dễ để nhận ra. Cụ thể:

  • Lời mời gọi hấp dẫn khi đầu tư và nhận được lợi nhuận hấp dẫn nhưng không mấy rủi ro.
  • Dù thị trường có xảy ra biến động thì nhà đầu tư vẫn nhận được lợi nhuận ổn định.
  • Hầu hết cách loại hình đầu tư đều bất hợp pháp. Nó không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
  • Một khi đã đầu tư thì nhà đầu tư khó lòng rút tiền ra khỏi hệ thống.
  • Khi nói về hình thức, chi tiết quá trình đầu tư đa số đều chỉ được trả lời là bí mật, không thể công khai.
  • Các khoản đầu tư đều không được công khai và nhà đầu tư cũng không thể xem được giấy tờ đầu tư.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn đọc đã có câu trả lời về mô hình ponzi có thực sự lừa đảo hay không rồi phải không nào? Loại hình đầu tư này mang lại rủi ro rất cao nên trước khi quyết định đầu tư thì nhà đầu tư cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.


Tin mới