Tổng hợp các tập đoàn Việt Nam đầu tư vào ngành khai thác mỏ và bô-xít tại Đắk Nông

Dự kiến đến 2030, Việt Nam sẽ nâng công suất và mở rộng mỏ Nhân Cơ và mỏ Tây Tân Rai. Đồng thời đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước và một số địa điểm khác.

Được biết, 2 ông lớn trong ngành là Đức Giang và Hòa Phát đều có kế hoạch xây khu phức hợp bôxit-alumin-nhôm. Dù cùng công suất alumin 2 triệu tấn nhưng tổng đầu tư dự kiến của Hòa Phát cao hơn Đức Giang tới 75%.

Tuy Đắk Nông là tỉnh nghèo ở phía Tây Nam Tây Nguyên nhưng có nguồn tài nguyên đa dạng, với 218 mỏ và điểm mỏ, gồm 16 loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn. Trong đó, tài nguyên lớn nhất là khoáng sản bô-xít (bauxite) với trữ lượng chiếm 2/3 tổng trữ lượng cả nước trải rộng trên hầu hết diện tích đất của Đắk Nông.

Quặng bauxite của Đắk Nông được phân bổ ở các huyện Đắk R’Lấp, Đắk G’Long, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa, với trữ lượng ước tính khoảng 5,4 tỷ tấn, trữ lượng thăm dò khoảng 2,6 tỷ tấn, hàm lượng bauxite nhôm đạt từ 35 – 40%.

Hiện tại chỉ có nhà máy Sản xuất alumin Nhân Cơ đã sản xuất 715.000 tấn alumin (2020). Đây là dự án do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư với nhà thầu xây nhà máy khai thác là công ty Chalco của Trung Quốc.

Tập đoàn Hòa Phát

Dự án Alumin, công suất 2 triệu tấn Alumin 1 năm; dự án Điện phân nhôm, công suất 0,5 triệu tấn 1 năm; nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn 1 năm và dự án Nhà máy Điện gió Hòa Phát công suất 1.500 MW xây tại huyện Đắk Song và Tuy Đức.

Tổng vốn đầu tư dự kiến 4,3 tỷ USD.

Tập đoàn Đức Giang 

Tổ hợp nhôm Đức Giang – Đắk Nông và Nhà máy phân bón Đức Giang – Đắk Nông. Tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ.

Được biết, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC). Quá trình đi lên của ông này gắn bó mật thiết với sự phát triển của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, khi từng bước đưa Tập đoàn này trở thành doanh nghiệp hóa chất hàng đầu nước ta.

Công ty Cổ phần Tập đoàn hoá chất Đức Giang cho biết đang nghiên cứu dự án Tổ hợp nhôm Đức Giang - Đắk Nông với tổng mức đầu tư dự án là 57.000 tỷ đồng, khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ. Dự án Tổ hợp nhôm đã được UBND tỉnh Đắk Nông đồng ý chủ trương nghiên cứu, khảo sát tại vị trí mỏ bauxite ở huyện Tuy Đức và Đắk Song, vị trí xây Nhà máy chế biến Alumina tại xã Thuận Hà, Thuận Hạnh (Đắk Song).

Tập đoàn Việt Phương

Dự án tổ hợp bô xít – alumin – nhôm Đắk Glong với diện tích 600 ha trên địa bàn H.Đắk Glong, quy mô 2 triệu tấn alumin/năm; 7 dự án điện gió thuộc huyện Đắk Song, Đắk Glong và huyện Tuy Đức, tổng công suất 690 MW và dự án KCN Nhân Cơ 2 diện tích 400 ha tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp. Tổng đầu tư dự kiến 185 triệu USD.

Được biết, CTCP Tập đoàn Việt Phương (Tập đoàn Việt Phương) đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông về 4 dự án đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư tại tỉnh Đắk Nông. Trong đó, có Dự án tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Glong diện tích 600 ha nằm trên địa bàn H.Đắk Glong, quy mô 2 triệu tấn alumin/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó khẳng định bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng ở Việt Nam.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 866/QĐ-TTg duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó, khẳng định bauxite là khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược ở Việt Nam.

 


Tin liên quan

Tin mới