Các chính sách hỗ trợ đang phát huy tác dụng, kỳ vọng đón dòng tiền vào thị trường BĐS

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5 - 2%/năm; đồng thời, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí triệt để để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Cùng đó, hàng loạt “trợ lực” chính sách từ Chính phủ, các bộ, ngành đang dần “thẩm thấu”, giúp thị trường bất động sản giảm bớt khó khăn.
Cùng đó, hàng loạt “trợ lực” từ Chính phủ, các bộ, ngành đang dần “thẩm thấu”, giúp thị trường địa ốc giảm bớt khó khăn.

Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP về việc tìm giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững; trong đó, đánh giá tổng thể thị trường bđs, việc triển khai thực hiện những cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường bất động sản, xây dựng, đất đai, vốn… Đồng thời, yêu cầu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Các chuyên gia nhận định, những yếu tố này tiếp tục gia tăng lực đẩy, tạo “cú hích” mới để thị trường địa ốc phục hồi nhanh hơn. Điều này cho thấy, các chính sách hỗ trợ đang phát huy tác dụng.

Theo tiến sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: Thị trường BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất; đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, giao dịch và tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án. Thị trường bất động sản đang dần phục hồi kể từ tháng 5/2023 đến nay, quý II tốt hơn quý I. Các KCN có tỷ lệ lấp đầy khoảng 76% vào thời điểm hiện tại.

Giới đầu tư cũng đánh giá, giá cổ phiếu BĐS tăng 18% còn giá cổ phiếu doanh nghiệp xây dựng tăng 39%. Nhiều dự án BĐS vướng mắc pháp lý, thủ tục đã được tháo gỡ ở nhiều địa phương.

Riêng việc NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành đã được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thị trường hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ hồi phục kinh tế. So với giai đoạn cao điểm cuối năm 2022, lãi suất tiết kiệm hiện đã giảm đến 3-4%, đặc biệt với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất huy động đã giảm mạnh sau 4 lần.

NHNN hạ lãi suất điều hành cộng với bối cảnh các nhà băng đang dồi dào thanh khoản. Mặt bằng lãi suất đã về ngang giai đoạn nửa đầu năm ngoái.

Theo dự báo của các chuyên gia Công ty CP WiGroup thì thị trường nhà đất dự kiến có chuyển biến rõ nét kể từ cuối quý 4/2023 hoặc đầu 2024. Nếu so với giai đoạn trước đó thì diễn biến thị trường thời điểm này tương đương năm 2014 - 2015.

Liên quan đến lãi suất ngân hàng, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, nếu lãi suất cho vay giảm áp dụng với cả khoản vay mới và cũ sẽ giúp áp lực tài chính của các nhà đầu tư giảm xuống. Theo đó, không còn tình trạng giảm giá, bán bất chấp sản phẩm bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền. Nếu lãi suất huy động được điều chỉnh xuống mức 5%, dòng tiền đầu tư sẽ được rút ra khỏi ngân hàng để quay trở lại làm tăng đầu tư, giao dịch trên thị trường bất động sản.
Liên quan đến lãi suất ngân hàng, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, nếu lãi suất cho vay giảm áp dụng với cả khoản vay mới và cũ có thể giúp áp lực tài chính của các nhà đầu tư giảm. Từ đó, không còn tình trạng giảm giá, bán bất chấp BĐS, đặc biệt là đất nền. Nếu lãi suất huy động được điều chỉnh xuống mức 5%, dòng tiền đầu tư sẽ được rút ra khỏi ngân hàng để quay lại làm tăng đầu tư, giao dịch trên thị trường BĐS.

Hiện tại tâm lý nhà đầu tư đã tốt hơn, thủ tục đầu tư dự án được quan tâm tháo gỡ, các nhà băng giảm lãi suất, nguồn tiền đổ vào bất động sản không bị hạn chế, các ngân hàng nâng hạn mức cho vay, giải ngân đầu tư công tăng tốc, kích thích tiêu dùng... Tất cả các yếu tố này đang giúp giao dịch BĐS tăng lên.

Một số trường hợp khó khăn như của Novaland cũng được tháo gỡ với sự nhập cuộc liên thông từ các bộ ngành cho tới địa phương. Do đó, các dự án còn dang dở được khởi động lại từ tháng 4 và 5 như NovaWorld Phan Thiết, The Grand Manhattan và Hồ Tràm và Aqua City... Điều này giúp doanh nghiệp tháo gỡ được các ách tắc về tài sản bị buộc thế chấp, bổ sung đảm bảo thêm cho các khoản vay trên thị trường nợ...

Theo các chuyên gia của WiGroup, lãi suất cho vay giảm về mức thấp hơn sẽ là động lực chính cho toàn ngành địa ốc trỗi dậy. Hiện tại lãi suất huy động đã điều chỉnh từ quý 1/2023 nhưng diễn biến lãi suất cho vay có độ trễ nhưng vẫn giảm tiếp. Cùng với đó, hành lang pháp lý được tháo gỡ giúp khơi thông lại nguồn cung BĐS. Phân khúc nhà ở xã hội được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng là chất xúc tác quan trọng với thị trường này. 


Tin liên quan

Tin mới