Phân tích tài chính là gì? Hoạt động này đóng vai trò, ý nghĩa như thế nào?

Đối với mỗi doanh nghiệp, công việc phân tích tài chính cực kỳ quan trọng. Nhờ có công việc này các doanh nghiệp mới biết được lợi nhuận, các khoản nợ, thế mạnh của doanh nghiệp và tiềm năng phát triển trong tương lai. Để hiểu biết phân tích tài chính là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Phân tích tài chính là gì?

Phân tích tài chính là “việc thực hiện xem xét khả năng sinh lời, thanh toán, tính thanh khoản, ổn định của một dự án hay trong một đơn vị doanh nghiệp”.

Phân tích tài chính là gì?

Trong mỗi doanh nghiệp không thể thiếu công việc phân tích tài chính. Qua đó hiểu được sự quan trọng của công việc này như thế nào. Qua hoạt động này công ty, doanh nghiệp mới biết được chính xác lợi nhuận của công ty, những khoản nợ cần phải trả, thế mạnh, điểm yếu và những tiềm năng có thể phát triển trong tương lai.

Phân tích tài chính thuộc một phạm vi trong tất cả các hoạt động thương mại. Bởi nó mang tới thông tin về tiềm năng và năng lực trong tương lai đối với doanh nghiệp.

Phân tích tài chính có những loại nào?

Phân tích tài chính được chia gồm 4 loại đó là:

  • Phân tích theo chiều ngang: Phương pháp phân tích này dùng hiệu suất trong quá khứ để làm thước đo về sự thành công của một tổ chức.
  • Phân tích theo chiều dọc: Sử dụng so sánh lợi nhuận với tài sản, khoản nợ doanh nghiệp cần phải trả cùng với vốn chủ sở hữu. Phương pháp này phù hợp sử dụng khi tiến hành so sánh nhiều công ty hoạt động cùng một lĩnh vực với nhau.
  • Phân tích tỷ lệ: Phương pháp này được tiến hành bằng cách thực hiện phân tích các khía cạnh khác nhau về tiềm lực tài chính của một công ty.
  • Chuyển động giá cổ phiếu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tính hiệu suất cổ phiếu của một đơn vị doanh nghiệp và dùng công cụ phân tích đó là thị trường tài chính.

Phân tích tài chính gồm có những yếu tố nào?

Phân tích tài chính gồm có 4 yếu tố cụ thể đó là:

Khả năng sinh lời

Trước khi tiến hành phân tích tài chính thì người chịu trách nhiệm phân tích sẽ quan tâm tới khả năng sinh lời của một dự án. Điều họ chú ý đó là khi dự án tiến hành triển khai thì nó có sinh lời không. Qua đó mới đưa ra quyết định có nên đầu tư hay tạm dừng để phát triển những dự án có khả thi với khả năng sinh lời cao hơn.

Khả năng thanh toán

Trước khi quyết định có nên đầu tư hay hợp tác với một đơn vị hay không cần xem xét những khoản nợ của đơn vị đó cao hay là thấp. Việc cần kiểm tra đó chính là khả năng thanh toán của doanh nghiệp tới đâu và nó có đủ vốn để đáp ứng những nghĩa vụ liên quan tới tài chính hay không.

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của doanh nghiệp đó là xem xét doanh nghiệp đó có tiền mặt là bao nhiêu hay cách đơn vị đó dùng tiền mặt. Hầu hết các doanh nghiệp luôn có một khoản vốn dự trự để phòng khi có tình huống xấu xảy ra thì công ty vẫn hoạt động ổn định nhờ nguồn tài chính này và có thể giải quyết vấn đề khó khăn đó.

Thông qua tính thanh khoản của một doanh nghiệp cho biết đơn vị nó có khả năng thanh toán hóa đơn hay không.

Tính ổn định

Tính ổn định của một doanh nghiệp đặc biệt quan trọng và điều đó thể hiện qua tài chính. Doanh nghiệp có thể tiến hành kế hoạch trung hạn và dài hạn do mình đưa ra hay không có sự ảnh hưởng tới công ty. Và tính ổn định của doanh nghiệp còn phần nào tác động tới tài chính nhà nước.  

Phân tích tài chính đóng vai trò gì?

Phân tích tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động trong các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước.

- Với chủ đầu tư: Việc phân tích tài chính giúp chủ đầu tư biết được mình nên đầu tư vào đâu để sinh lợi. Và biết được doanh nghiệp nào có tiềm năng phát triển, sinh lời. Công việc này cũng giúp cho chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro.

- Với quản lý doanh nghiệp: Thông qua phân tích tài chính những nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra phương án lựa chọn đầu tư các dự án, loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp. Công việc này còn tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh của một đơn vị.

Phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng với chủ doanh nghiệp, chủ nợ, các cơ quan nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp.

- Với các chủ nợ của doanh nghiệp: Thông qua phân tích tài chính các chủ nợ doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng sinh lời, tăng trưởng và khả năng chi trả nợ của các doanh nghiệp. Và thông qua đánh giá đó mới có thể quyết định cho vay hay không.

- Với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả phân tích tài chính giúp người lao động trong doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả lương, thưởng và các phúc lợi cho mình hay không.

- Với cơ quan quản lý nhà nước: Thông qua báo cáo phân tích tài chính thì cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá, thanh kiểm tra, quản lý các hoạt động kinh doanh của một tổ chức.

Hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp mang ý nghĩa gì?

Hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp mang lại ý nghĩa lớn lao đó là:

Qua hoạt động này sẽ đánh giá được sự hiệu quả trong từng hoạt động của một đơn vị doanh nghiệp. Qua đó tiến hành thực hiện các nguyên tắc quản lý, đo lường hiệu quả tài chính. Cùng với đó là xem xét khả năng của doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề rủi ro, thanh toán tài chính hay không.

Thông qua hoạt động này, ban giám đốc có thể đảm bảo những quyết định đầu tư là chuẩn xác và sát với thực tế của công ty.

Đây là công cụ rất quan trọng đối với việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý của các doanh nghiệp.

Hoạt động này giúp cho chủ đầu tư dễ dàng tính toán khả năng thu về lợi nhuận nếu lựa chọn đầu tư vào dự án hay một doanh nghiệp nào đó.

Nhờ phân tích tài chính mà ngân hàng, chủ nợ, tổ chức có thể đánh giá đúng khả năng chi trả nợ của các công ty, doanh nghiệp trước khi tiến hành cho vay.

Bài viết về phân tích tài chính tới đây là kết thúc rồi. Chúng ta có thể hiểu công việc này rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư, chủ nợ, người lao động doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Mong rằng với những thông tin này thì bạn đọc đã tiếp thu thêm những kiến thức hữu ích về lĩnh vực tài chính.


Tin mới