Phía Đông Hà Nội – phương án hoàn hảo giúp giảm tải nội thành Thủ đô

Để giảm mật độ dân cư khu vực nội thành Hà Nội khi quỹ đất trung tâm đang ngày càng hạn hẹp, áp lực hạ tầng ngày càng đè nén, Tp Hà Nội đang tập trung thực hiện hàng loạt giải pháp, trong đó việc tìm kiếm và phát triển những vùng đô thị mới là ưu tiên hàng đầu.

Áp lực dân số tăng

Theo thống kê, trong 10 năm từ 2011 đến năm 2021, dân số Hà Nội tăng thêm 1,6 triệu người, riêng khu trung tâm Thủ đô tăng thêm trên 1,2 triệu người, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học. Việc này đang tạo ra nhiều sức ép như quá tải đối với công trình hạ tầng, trật tự công cộng, bảo đảm môi trượng sống cho cư dân…

Nhằm kiểm soát việc quản lý đô thị, Hà Nội đã thông qua 6 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô từ năm 2021. Theo đó, dân số theo quy hoạch đến năm 2030 tại khu vực này được giới hạn khoảng 672.000 người sinh sống.

Đường phố nội thành Hà Nội ùn tắc "king hoàng" giờ cao điểm
Đường phố nội thành Hà Nội ùn tắc "kinh hoàng" giờ cao điểm

Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị, vấn đề giãn dân đặt ra trong 6 quy hoạch này của Hà Nội thể hiện sự cương quyết, mục đích hướng đến để người dân được hưởng thụ điều kiện sống tốt nhất. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai trong thời gian qua, cũng có không ít bài học cần xem xét để thực hiện có hiệu qủa mục tiêu trên. Mục tiêu giãn dân cư ra khỏi khu vực nội đô lịch sử được dư luận đặc biệt quan tâm và đặt câu hỏi làm thế nào để thực hiện hiệu quả khi khu vực này vẫn đang là mảnh “đất hứa” đối với nhiều người.

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn Hà Nội thực hiện năm 2019, tính đến ngày 1/4/2019 dân số Hà Nội là 8,053 triệu người (2,22 triệu hộ dân cư). Thời điểm đó, tính toán trung bình cho thấy trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng thêm khoảng 160.000 người, tương đương một huyện lớn. Trong 10 năm từ 2009 đến 2019, dân số Thủ đô tăng hơn 10 triệu người. Con số này đến nay chắc chắn đã tăng lên. Trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư.

Với tốc độ tăng trung bình 2,2%/năm thì đến năm 2030 dân số ước tính sẽ khoảng hơn 9,7 triệu người (gần bằng dân số dự báo đến năm 2050), vượt quá xa so với dự kiến. Với tốc độ tăng như vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực.

Còn nhiều vướng mắc

Chủ trương giãn dân ra khỏi khu vực nội đô Hà Nội đã được định hướng từ cách đây hơn 20 năm. Cụ thể, tại Quy hoạch chung được phê duyệt năm 1998 đã nêu đến năm 2020 giảm dân số trong khu vực nội đô lịch sử từ 960.000 dân xuống còn 800.000 người. Tại Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội được duyệt năm 2011 cũng xác định khu nội đô cần kiểm soát gia tăng dân số cơ học giảm từ 1,2 triệu xuống còn khoảng 0,8 triệu người. Đặc biệt, trong Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc Thủ đô năm 2014 đã xác định thực hiện Đề án giãn dân khu phố cổ có từ năm 2002 để giảm mật độ dân số.

Định hướng là vậy, nhưng trên thực tế dân số tại các quận nội đô trong những năm qua không những không giảm mà còn tăng thêm. Theo phân tích của Phó Chủ tịch Chủ Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - Đào Ngọc Nghiêm, nguyên nhân chính đến từ 3 vấn đề tồn tại: Thứ nhất là do các vấn đề thủ tục, pháp lý. Thứ hai là vướng mắc trong cải tạo, xây dựng các khu chung cư mới cùng các nhà chung cư trong nội đô. Thứ ba là chưa tạo điều kiện thuận lợi, mức giá ưu đãi cho người di dời ra khỏi khu vực này.

Trong khi tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, việc gia tăng dân số tại các quận trung tâm Hà Nội đang tạo ra sức ép lớn gây quá tải đối với công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; khó khăn trong quản lý an ninh, trật tự công cộng, bảo đảm vệ sinh môi trường và chất lượng sống cho người dân… Thực trạng này dẫn đến bộ mặt đô thị có nơi, có lúc trở nên lộn xộn trước một vài “căn bệnh” của nội đô như ùn tắc giao thông kéo dài trong giờ cao điểm, thiếu nước sạch, thiếu trường học, bệnh viện và không gian sống ngày càng bức bí, thiếu cây xanh, thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao… Chưa kể, quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm khiến cho giá nhà đất khu vực này tăng rất cao. Việc sở hữu được một ngôi nhà ở khu vực trung tâm hiện nay gần như đã trở thành một giấc mơ không tưởng với nhiều gia đình.

Đứng trước bối cảnh đó, việc nhanh chóng phát triển các đô thị vệ tinh, song song với tạo lập các đô thị mới quy mô lớn, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho Hà Nội không chỉ mang lại những lợi ích to lớn nhằm phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần quan trọng làm giảm áp lực về hạ tầng, ô nhiễm môi trường cho khu trung tâm, tạo nên không gian sống với chất lượng tốt hơn cho người dân. Qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và hài hòa cho tổng thể đô thị trong dài hạn.

Hà Nội đã đặt mục tiêu di dời 215.000 dân ra khỏi khu vực nội đô, nhưng để hoàn thành mục tiêu này không phải là chuyện một sớm một chiều.

Cần đồng bộ các giải pháp

Để triển khai hiệu quả việc giảm tải nội thành Hà Nội theo các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trước tiên phải xác định rất rõ các loại đối tượng giãn dân để có chính sách thích hợp với từng loại đối tượng.

Bên cạnh đó, phải xác định những khu vực ngoại thành mới cho người dân có chất lượng sống cao hơn chỗ ở trong nội đô. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến diện tích nhà ở tại các nhà chung cư mà cần đa dạng loại hình nhà ở với đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật với chất lượng cao từ đó sẽ tạo ra những khu vực sống mới đầy đủ tiện nghi, có tiêu chuẩn, chỉ tiêu như đất đai, hệ số sử dụng đất cho người dân thoải mái hơn.

Cùng với đó, tạo thuận lợi cho người dân có việc làm, có nguồn thu nhập, tạo sinh kế cho người dân tại nơi ở mới. Thời gian qua, việc đưa một số hộ dân phố cổ sang các tòa nhà tại quận Long Biên đã cho thấy rõ ràng rằng nếu giãn dân mà chỉ quan tâm đến chỗ ở mà chưa tạo điều kiện về sinh kế thì rất khó để giãn dân đi.

Muốn vậy, Hà Nội cần đẩy nhanh phát triển các đô thị vệ tinh, nếu như hoàn tất xây dựng các đô thị vệ tinh sẽ có khả năng dung nạp 1,4 triệu dân với tiêu chuẩn ở rất cao, đồng thời đảm bảo quỹ đất phục vụ khởi nghiệp, tạo việc làm.

Khu Đông Hà Nội – thắp nên hy vọng phát triển đô thị mới ở Thủ đô

Giai đoạn trước, để giải bài toán giãn dân ra khỏi vùng trung tâm, Hà Nội đã tập trung phát triển nhiều khu đô thị mới cùng hạ tầng giao thông về phía Tây thành phố, nhiều gia đình trẻ cũng có xu hướng tìm kiếm các căn hộ chung cư tại khu vực này.

Tuy nhiên, hiện nay, chính đô thị mới phía Tây cũng đang bắt đầu phải đối diện với tình trạng quá tải dân số. Các trục đường chính nối khu vực này với các quận nội thành thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn mỗi ngày, nguyên nhân là bởi hàng loạt chung cư cao tầng mọc lên, kéo theo lượng dân số trẻ tăng vọt nhưng hạ tầng giao thông không kịp đáp ứng. Trào lưu tìm kiếm các căn hộ ở khu phía Tây của các gia đình trẻ vì thế cũng đang có xu hướng dịch chuyển về phía Đông.

Khu vực phía Đông được quy hoạch bài bản hơn cả ở tầm đô thị cũng như trong nội bộ dự án. Vấn đề hạ tầng, nhất là giao thông được hết sức chú trọng.
Khu vực phía Đông được quy hoạch bài bản hơn cả ở tầm đô thị cũng như trong nội bộ dự án. Vấn đề hạ tầng, nhất là giao thông được hết sức chú trọng.

Với tầm nhìn chiến lược nhằm giảm tải áp lực gia tăng dân số nội thành Hà Nội, khu Đông Hà Nội đã được quy hoạch là một trong ba trục phát triển chính của thành phố. Theo Quy hoạch đô thị sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, TP. Hà Nội sẽ có 12 cây cầu bắc qua sông Hồng. Quy mô dân số chỉ tính riêng tại 2 bên bờ sông đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 300.000 dân, tương đương dân số của cả quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ hiện tại. Bên cạnh đó, trong tương lai, hạ tầng khu Đông còn được nâng cấp bởi 8 tuyến đường sắt Metro. Trong đó, 2 tuyến Metro 8 (đoạn Sơn Đồng – Dương Xá) và Metro 1 (đoạn Gia Lâm - Dương Xá) sẽ trực tiếp đi qua huyện Gia Lâm.

Bên cạnh sự phát triển các tuyến cầu và đường sắt, khu Đông mở rộng của Hà Nội còn được hưởng lợi từ nhiều tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 5A, Quốc lộ 5B (Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) được thông xe từ năm 2015. Vành đai 4 gắn kết chặt chẽ với vùng Thủ đô và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dự kiến sẽ được khởi công năm 2023. Vành đai 3,5 kết nối đến các khu vực Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Với những hệ thống giao thông đã và đang được phát triển này, người dân ở khu Đông không những có nhiều lựa chọn trong việc vào trung tâm thành phố, mà thời gian di chuyển ngày càng ngắn lại.

Điều này đã tạo sức hút mới cho sản phẩm bất động sản khu Đông bởi cả việc được thụ hưởng những tiện ích phong phú, đầy đủ khi mua để ở, cũng như khả năng tăng giá nếu mua để đầu tư, hoặc mục đích mua để ở nhưng nếu khi cần bán thì cũng dễ thanh khoản và lợi nhuận cao.

 


Tin liên quan

Tin mới