Tổng quan nền kinh tế Việt Nam năm 2022 và một số dự báo năm 2023
Khái quát nền kinh tế Việt Nam năm 2022
Tuy nhiên,trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, Việt Nam cần có những chủ trương, chính sách kinh tế phù hợp, đột phá hơn nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng, đồng thời khẳng định sự nỗ lực vượt bậc vì mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững cùng những cam kết mạnh mẽ mang tầm quốc tế. Nghiên cứu này đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam 2022, nhìn nhận bối cảnh thuận lợi cũng như thách thức trong nước và thế giới, đưa ra một số dự báo cho năm 2023.
Năm 2022, kinh tế Việt Nam không chỉ tăng trưởng tốt, mà còn là điểm sáng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát tốt trong bối cảnh nền kinh thế giới còn khá nhiều bất ổn. Theo The Economist1, 08 nền kinh tế có lạm phát dưới 4%, 06 trong 08 nền kinh tế nằm ở Đông Á hoặc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù giá cả trong nước có tăng, song về cơ bản, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức 3,15% (dưới 4% như chỉ tiêu mà Quốc hội2 đề ra). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có sự phục hồi mạnh dù kinh tế toàn cầu có xu hướng bất ổn và nhiều thách thức. Cụ thể, Trung Quốc tiếp tục duy trì các biện pháp “Zero Covid” cho đến gần cuối năm 2022 đã ảnh hưởng mạnh đến các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu; điều kiện tài chính toàn cầu trong xu hướng thắt chặt mạnh mẽ nhằm đối phó với lạm phát; đồng thời, cuộc chiến tại Ukraine làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, suy thoái kinh tế tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu.
Mặc dù, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, lao động, năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp bị bào mòn, thậm chí Covid-19 đã làm thay đổi tính chất, cấu trúc của các yếu tố năng suất do dịch chuyển lao động, chuyển đổi việc làm, cùng với trạng thái dịch chuyển ngược của xu hướng kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng cao trong năm 2022 là một thành công lớn, cho thấy sức chống chịu đáng kể của kinh tế Việt Nam. Điều này là nhờ bước chuyển quan trọng trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 và việc đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kinh tế Đảng và Nhà nước.
rong bối cảnh cuộc chiến chống lạm phát diễn ra ở hầu hết các quốc gia bằng việc tăng lãi suất, thu hẹp lượng cung tiền qua cả chính sách tài khóa và tiền tệ; rủi ro vỡ nợ tăng, thị trường tài chính - tiền tệ căng thẳng hơn do lãi suất cao, tỷ giá biến động mạnh; tồn kho, tồn đọng tài sản tăng; người dân, doanh nghiệp bất an, thắt chặt chi tiêu và đầu tư..., tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh so với năm 2021.
Thế nhưng, đối với Việt Nam, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tham mưu, điều hành kịp thời, trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương, tình hình kinh tế nước ta năm 2022 đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê3, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Cụ thể, tốc độ tăng GDP các năm trong giai đoạn 2011 - 2022 lần lượt là: năm 2011: 6,41%; năm 2012: 5,50%; năm 2013: 5,55%; năm 2014: 6,42%; năm 2015: 6,99%; năm 2016: 6,69%; năm 2017: 6,94%; năm 2018: 7,47%; năm 2019: 7,36%; năm 2020: 2,87%; năm 2021: 2,56% và năm 2022: 8,02%.
Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế năm 2022 cụ thể như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Khu vực này tiếp tục khẳng định vai trò trong tăng trưởng kinh tế và lợi thế kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đang đối mặt với xu hướng tăng gia nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine đối với các sản phẩm phân bón và thức ăn gia súc. Việt Nam hiện cần khoảng 11 triệu tấn/năm, bao gồm cả phân vô cơ và hữu cơ.
Trong khi năng lực sản xuất của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn, còn lại nhập khoảng 4 triệu tấn4. Chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá cả các mặt hàng này tăng rất mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại5. Ngoài ra, sự thiếu chắc chắn của thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống (Trung Quốc) do những thay đổi chính sách đột ngột của nước này cũng ảnh hưởng nhất định tới ngành nông lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc duy trì theo đuổi chiến lược “Zero Covid” trong thời gian dài.
Công nghiệp và xây dựng
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Khu vực này phục hồi mạnh trong năm 2022 nhờ sự phục hồi của tiêu thụ, thị trường lao động, các kết nối vận tải và chuỗi cung ứng gắn với chiến lược thích ứng an toàn với Covid-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh kể từ tháng 5/2022 bất chấp bối cảnh quốc tế kém thuận lợi, giá cả đầu vào xu hướng tăng cao, kinh tế vĩ mô trong nước đứng trước các áp lực điều chỉnh.
Trong đó, các ngành dệt may, da giày và điện tử bật tăng mạnh nhất. Tuy vậy, sản xuất sắt, thép kim loại giảm tốc mạnh nhất. Nguyên nhân là do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép của nước này giảm mạnh, trong khi đây là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Cùng với đó, căng thẳng giữa Nga - Ukraine và những chính sách cấm vận giữa các nước khiến nguồn cung nguyên liệu sản xuất sắt, thép khan hiếm, giá than cốc tăng cao.
Các ngành dịch vụ
Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, đóng góp 56,65%. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế là: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Khu vực này cũng có phục hồi rất mạnh nhờ sức bật của bán buôn bán lẻ, các dịch vụ tiêu dùng, vận tải, logistics và du lịch sau thời gian dài bị kìm nén. Trạng thái thích nghi an toàn với dịch bệnh năm 2022 đã giúp nhiều hoạt động dịch vụ tăng mạnh trở lại. Theo đó, sự bứt phá của nhóm các dịch vụ tiêu dùng và vận tải, logistics là các lĩnh vực đóng góp lớn nhất cho sự phục hồi của khu vực dịch vụ.
Đặc biệt, lĩnh vực lưu trú và ăn uống (lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch) đã phục hồi mạnh mẽ cùng với các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, các kết nối vận tải thông suốt và nhu cầu tăng mạnh đã giúp lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho bãi tăng trưởng nhanh. Trong khi lĩnh vực tài chính ngân hàng và thông tin - truyền thông tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021). Tổng cục Thống kê đánh giá, nhờ hầu hết các ngành tăng trưởng trong 2022, thu nhập của người lao động ở 3 khu vực kinh tế đều tăng so với năm trước. Trong đó, mức tăng mạnh nhất được ghi nhận ở khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng 17,6%, tương đương hơn 1,1 triệu đồng), kế đến là dịch vụ (tăng 15,4%, khoảng 1 triệu đồng), cuối cùng là nông lâm thuỷ sản (tăng 9,8%, khoảng 448.000 đồng).
Mục tiêu và dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023
Đối với kinh tế Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 sẽ là “điểm tựa” để tiếp tục quá trình phục hồi trong năm 2023 và cả giai đoạn kế hoạch 2021 - 2025. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao trong năm 2022 là do điểm xuất phát thấp của năm 2021, tính trung bình giai đoạn 2020 - 2022 chỉ ở mức 4,52%, thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng khoảng 6 - 6,5%12. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại và từng bước trở về trạng thái trước Covid-19, do sức bật cầu trong nước có thể không mạnh mẽ như năm 2022. Giá cả nguyên vật liệu tăng cao bắt đầu chuyển hóa rõ nét hơn vào chi phí sản xuất. Xuất nhập khẩu có thể tăng chậm hơn so với năm 2022 do tình trạng khó khăn kéo dài của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn ở mức thấp do các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng. Tuy vậy, thời gian tới, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội gia tăng xuất khẩu. Ngoài Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01/01/2022 cũng sẽ mang lại tác động tích cực đối với Việt Nam. Việt Nam nằm trong số quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về xuất khẩu trong số các quốc gia tham gia RCEP.
Việt Nam dường như đã vượt qua thách thức, đạt mức tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Với nền tảng là đà tăng trưởng trong năm 2022, Nghị quyết số 68/2022/QH15, ngày 10/11/2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 là 6,5%. Mức tăng trưởng trên 6% cũng được các tổ chức tài chính quốc tế dự báo đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ tăng trưởng 6,1%, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra mức tăng trưởng 6,4% và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng 6,7%13. Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 01/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi14.
Tin liên quan
-
4 tháng năm 2023 đi qua, mặc dù chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung trong nền...
-
Điểm nóng nền kinh tế Bắc Ninh 4 tháng đầu năm 2023
Những “cơn gió ngược” xuất hiện trong những tháng đầu năm, bao gồm việc thắt chặt tiền tệ,... -
Nhìn lại nền kinh tế tỉnh Yên Bái 4 tháng đầu năm 2023
Với phương châm hành động “Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, ngay từ những ngày đầu... -
Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023
Nền kinh tê tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404