Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Nền kinh tê tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Trong bối cảnh đó, các cấp, ngành, địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình phục hồi, phát triển kinh tế theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là sự đồng lòng của nhân dân, doanh nghiệp toàn tỉnh đã đem về nhiều kết quả tốt ở hầu hết các lĩnh vực.

Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cơ bản giữ ổn định

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây hàng năm vụ xuân; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát; chăn nuôi lợn có dấu hiệu chững lại, nhiều hộ chăn nuôi có xu hướng giảm đầu con nhằm giảm chi phí,  hạn chế thua lỗ.

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản kết thúc gieo trồng các cây hàng năm vụ xuân năm 2023, trong đó: Diện tích lúa đã cấy ước đạt 35,6 nghìn ha, giảm 0,7%  (-236,1 ha) so với cùng kỳ năm trước; ngô gieo trồng ước đạt 5,6 nghìn ha, giảm  1% (-57,7 ha); rau xanh các loại gieo trồng ước đạt 4,8 nghìn ha, giảm 1,2%  (-58,7 ha); đậu tương gieo trồng ước đạt 7,78 ha, giảm 42,7% (-5,8 ha); lạc gieo  trồng ước đạt 2,1 nghìn ha, giảm 9% (-208,4 ha); khoai lang gieo trồng ước đạt  215,4 ha; đỗ đậu các loại gieo trồng ước đạt 362,6 ha;…

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Hoạt động chăn nuôi cơ bản giữ ổn định; không xuất hiện dịch bệnh nguy  hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; riêng chăn nuôi lợn hiện đang gặp khó khăn, nguyên nhân do giá thịt lợn hơi liên tục giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi giữ ở mức cao khiến người chăn nuôi không có lãi,…

Ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình  hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để kịp thời phát hiện sớm, xử lý hiệu quả,  không để dịch bệnh bùng phát, lây lan rộng; triển khai tiêm phòng vắc xin cho  đàn vật nuôi để tránh không bị thiệt hại kép do giá thấp và do dịch bệnh bùng  phát. Tổng đàn trâu hiện có ước đạt 55,1 nghìn con, tăng 1,3%; tổng đàn bò ước  đạt 95,2 nghìn con, giảm 4,3%; tổng đàn lợn ước đạt 751,1 nghìn con, tăng  10,7%; tổng đàn gia cầm ước đạt 15,6 triệu con, trong đó tổng đàn gà 13,7 triệu  con, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng cơ bản ổn định; công  tác triển khai kế hoạch, thiết kế hiện trường, chuẩn bị thực bì, đào hố, lấp hố,  bón phân được chú trọng thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật; công tác trồng  rừng đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 6,2 nghìn ha rừng tập trung, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai  thác từ đầu kỳ ước đạt ước đạt 267,3 nghìn m3, tăng 3,6% (riêng sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước đạt 81,1 nghìn m3); sản lượng củi khai thác ước đạt  28,4 nghìn ste, tăng 6,8%. Từ đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 18 vụ phá rừng,  diện tích rừng bị phá gần 2 ha; xảy ra 11 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 8,96 ha.

Các cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung nạo vét và vệ sinh ao, hồ,  đầm để tiếp tục nuôi thả cá, nuôi gối vụ, thâm canh nhằm tăng năng suất, sản  lượng thuỷ sản. Tổng diện tích mặt nước thực tế nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 7,7 nghìn ha, sản lượng thuỷ sản tính từ đầu năm đến nay ước đạt 13,1 nghìn tấn,  tăng 3,6% so với cùng kỳ (riêng tháng 4/2023 ước đạt 3,3 nghìn tấn).

Tỉnh Phú Thọ đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước.Trong đó, Phú Thọ đứng thứ 3 trong top 10 tỉnh/thành có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao so với cả nước.

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Cụ thể, một số địa phương có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao, gồm: Tuyên Quang tăng 21,4%; Quảng Trị tăng 14,6; Phú Thọ tăng 14,4%; Hải Dương tăng 14,2%; Thái Bình tăng 14,2%; Hậu Giang tăng 13,3%; Kon Tum tăng 12,2%; Hải Phòng tăng 12%; Bắc Giang tăng 11,2%; An Giang tăng 10,4%.

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Sau 4 tháng, IIP tăng 9,26% so với cùng kỳ, trong đó, ngành công nghiệp  chế biến, chế tạo tăng 8,99%;… Một số ngành công nghiệp cấp 2 sản xuất tăng  so với cùng kỳ gồm: Sản xuất thiết bị điện tăng 84,61%; sản xuất giường, tủ,  bàn, ghế tăng 37,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang  học tăng 20,57%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)  tăng 5,38%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,02%; sản xuất sản  phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 0,62%;…

Các doanh nghiệp công nghiệp trong địa bàn đã khắc phục khó khăn, chủ động về nguyên, nhiên, vật liệu. Cùng với đó là đẩy mạnh mở rộng đối tác kinh doanh, hoạt động sản xuất đi vào ổn định đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành. So với tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh ở một số ngành: In, sao chép bản ghi các loại tăng 77,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 35,9%.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 4/7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút được 193 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 100 dự án có vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký hơn 22.000 tỷ đồng; 93 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,9 tỷ USD; 21 cụm công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho khoảng 16 nghìn lao động.

Tỉnh Phú Thọ xác định, giai đoạn 2021- 2025 là phát triển các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn, nhằm định hướng quỹ đất, phát triển hạ tầng cơ sở trọng điểm vào những khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường; gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu...

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Phú Thọ diễn ra sôi động

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2023 tăng 5,04% so với cùng kỳ, nguyên nhân do tác động chủ yếu từ các nhóm: Đồ uống và thuốc lá tăng 10,96%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 8,24%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,2%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 7,36%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,1%; giáo dục tăng 3,95%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,94%; thuốc và dịch vụ y tế.

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Tính chung 4 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu  dùng ước đạt 16.256 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu  bán lẻ ước đạt 13.306 tỷ đồng, chiếm 81,9% tổng mức, tăng 16%; doanh thu  dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.701,8 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức, tăng  112,1%; doanh thu dịch vụ và du lịch ước đạt 1.248,3 tỷ đồng, chiếm 7,7% tổng  mức, tăng 17,4%.

Xuất, nhập khẩu

Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2023 ước đạt 1.159,6 triệu USD, tăng 10% so với tháng trước; tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 851,4 triệu  USD, tăng 10,1%. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu ước đạt 3.519,6 triệu USD,  giảm 7,7% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 2.693,1 triệu USD, giảm 24,6%.

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Hoạt động vận tải

Tổng doanh thu vận tải tháng 4/2023 ước đạt 572,1 tỷ đồng, tăng 17,2% so  với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 443,4 tỷ đồng, tăng  15,8%; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 74 tỷ đồng, tăng 24%; doanh thu  kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 54,3 tỷ đồng, tăng 20,4%;…

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023

Sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,9% so với  cùng kỳ; sản lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 455,1 triệu tấn.km, tăng 6,8%.  Sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1,4 triệu lượt hành khách, tăng 13,8%  so với cùng kỳ; sản lượng hành khách luân chuyển ước đạt 86,6 triệu lượt hành  khách.km, tăng 18,7%.

Tính chung 4 tháng, sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 16,4 triệu tấn,  tăng 6,3%; sản lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 1.782,1 triệu tấn.km, tăng  5,6%. Sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt 5,4 triệu lượt hành khách, tăng  11,7%; sản lượng hành khách luân chuyển ước đạt 331,1 triệu lượt hành  khách.km, tăng 14,8%.

Kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2023

Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng góp phần đảm bảo ổn định xã hội, tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 14/2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng đất Tổ, gắn với cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục thu hút, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Phú Thọ cũng đang tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, mặt bằng, hệ thống thoát nước, điện để thu hút và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai các dự án. Cùng đó, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư phát triển; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi; tập trung phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển cho ngành công nghiệp...

 

kinh tế tỉnh Phú Thọ 4 tháng đầu năm 2023
Tp. Việt Trì (Phú Thọ)

Về hoạt động thương mại, xác định một trong những giải pháp trọng tâm là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Việt Trì và trung tâm các huyện; phối hợp thực hiện phát triển, nâng cấp các chợ nông thôn tại các nơi có điều kiện. Triển khai có hiệu quả các chương trình thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.Ngành cũng quản lý chặt chẽ hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử và bán hàng đa cấp, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành.

Ngoài ra, ngành cũng sẽ tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với đối tác có nhu cầu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ hàng hóa. Kịp thời thông tin biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội thị trường mới cho doanh nghiệp, ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu của tỉnh. Song song với các giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh, ngành Công Thương cũng chú trọng đến công tác cải cách thủ tục hành chính; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kịp thời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tạo sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân trong việc thực thi các nhiệm vụ công tác của ngành.


Tin liên quan

Tin mới