5 loại cổ phiếu không nên mua

Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư chứng khoán nên nắm rõ một số loại cổ phiếu không nên mua.

1. Cổ phiếu của các công ty đang lục đục nội bộ

Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Một công ty phát triển đúng hướng, tăng trưởng ổn định hàng năm cần có sự đoàn kết giữa các lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, sự đồng lòng giữa các cổ đông lớn. Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng về thương hiệu doanh nghiệp. Giá cổ phiếu cũng sẽ giảm mạnh, khiến tài sản của các cổ đông suy giảm.

Dù kết quả giải quyết thượng tầng thế nào, việc mâu thuẫn nội bộ kéo dài sẽ khiến các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ lẻ chịu thiệt hại nặng nhất khi phải chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc.

2. Cổ phiếu có dấu hiệu làm giá

Dấu hiệu điển hình của cổ phiếu bị làm giá là giá cổ phiếu có thời điểm tăng trần liên tục nhiều phiên, sau đó lại giảm về giá cũ, rồi lại tăng gấp 5, 6 lần.
Dấu hiệu điển hình của cổ phiếu bị làm giá là giá cổ phiếu có thời điểm tăng trần liên tục nhiều phiên, sau đó lại giảm về giá cũ, rồi lại tăng gấp 5, 6 lần.

Một số nhà đầu tư (NĐT) giàu kinh nghiệm, có nhiều mối quan hệ trên thị trường liên kết với nhau hoặc với môi giới chứng khoán...để tạo ra cung cầu ảo, đẩy hoặc giảm giá cổ phiếu tạo sóng nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá. Lúc này, lãnh đạo công ty thường không tập trung phát triển kinh doanh, chỉ tập trung đến giá cổ phiếu, thổi giá hoặc đầu cơ cổ phiếu. Họ nắm cuộc chơi trong lòng bàn tay, thao túng tâm lý của NĐT nhỏ lẻ, biến các NĐT khác thành con tốt làm giàu cho họ.

Dấu hiệu điển hình của cổ phiếu bị làm giá là giá cổ phiếu có thời điểm tăng trần liên tục nhiều phiên, sau đó lại giảm về giá cũ, rồi lại tăng gấp 5, 6 lần. Khi giá cổ phiếu lên đỉnh, đội lái sẽ xả hàng thu lời.

3. Cổ phiếu có thanh khoản thấp

Với cổ phiếu có mức thanh khoản thấp, NĐT gặp khó khi bán ra
Với cổ phiếu có mức thanh khoản thấp, NĐT gặp khó khi bán ra

Cổ phiếu thanh khoản thấp là những cổ phiếu không được chú ý trên thị trường chứng khoán, có khối lượng giao dịch dưới 100.000 cổ phiếu/phiên. Những cổ phiếu dạng này không có tính thị trường nên khả năng tăng hoặc giảm giá phụ thuộc nhóm cổ đông lớn chi phối doanh nghiệp.

Với cổ phiếu có mức thanh khoản thấp, NĐT gặp khó khi bán ra, đặc biệt với khối lượng lớn, muốn cắt lỗ cũng khó vì mỗi phiên chỉ vài nghìn đơn vị được khớp lệnh. Nếu muốn bán hết số cổ phần đang nắm, NĐT phải bán dần trong nhiều phiên, có khi kéo dài hàng tháng, năm.

Nguyên nhân của việc thanh khoản thấp thường đến từ việc cơ cấu cổ đông quá cô đặc, lượng cổ phiếu giao dịch tự do ít. Thêm nữa, có nhiều công ty vì quy mô hạn chế, không có lợi thế cạnh tranh hoặc mới niêm yết trên sàn giao dịch nên chưa được chú ý trên thị trường cổ phiếu.

Theo các chuyên gia, cổ phiếu có thanh khoản thấp không dành cho số đông, chỉ dành cho những NĐT thực sự am hiểu doanh nghiệp, có khẩu vị rủi ro cao.

4. Cổ phiếu "trà đá"

Cổ phiếu trà đá là cổ phiếu có thị giá thấp, tương ứng giá một cốc trà đá (dưới 5.000 VNĐ).
Cổ phiếu trà đá là cổ phiếu có thị giá thấp, tương ứng giá một cốc trà đá (dưới 5.000 VNĐ).

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt bùng nổ năm 2021, thị giá nhiều mã cổ phiếu "trà đá" tăng vọt, thậm chí gấp vài chục lần.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, khi thị trường chứng khoán biến động, các mã cổ phiếu này quay trở về dưới mệnh giá và mất thanh khoản.Nhiều NĐT chọn thị giá cổ phiếu thấp vì sẽ mua được lượng lớn với vốn ít tuy nhiên đi kèm rủi ro cao.

Nhiều người cũng không phân biệt được cổ phiếu đang bị giảm giá sâu của những công ty có nền tảng tốt và cổ phiếu "rác" của những công ty làm ăn sa sút, sức khoẻ yếu, sắp phá sản. Nếu không may, nhà đầu tư mua phải cổ phiếu của doanh nghiệp sức khoẻ yếu kém, sắp bị hủy niêm yết...thì chẳng khác gì mua giấy vụn giá cao.

5. Cổ phiếu ngành tụt hậu

Nền kinh tế luôn liên tục vận hành, những doanh nghiệp không có chiến lược phát triển bền vững, không đổi mới phương hướng sản xuất kinh doanh và nâng cấp khoa học công nghệ sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Nền kinh tế luôn liên tục vận hành, những doanh nghiệp không nâng cấpcông nghệ sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.

Nền kinh tế luôn liên tục vận hành, những doanh nghiệp không có chiến lược phát triển bền vững, không đổi mới phương hướng sản xuất kinh doanh và nâng cấp khoa học công nghệ sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau. Chính thế, NĐT nhỏ lẻ không nên mạo hiểm đầu tư vốn vào cổ phiếu những công ty này.

Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm rơi vào tình trạng lạc hậu không còn nhiều giá trị mới, không tăng trưởng lợi nhuận nhiều năm khiến hoạt động doanh nghiệp trì trệ, sức khoẻ suy yếu, giá cổ phiếu giảm sút.

Ví dụ: Nguyễn Kim là "anh cả" trong ngành bán lẻ các thiết bị gia dụng, công nghệ… ở Việt Nam qua nhiều năm. Nhưng khi một loạt "đàn em" như Thế Giới Di Động, hay FPT ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ đã chiếm lấy thị trường của Nguyễn Kim. 


Tin liên quan

Tin mới