Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. Vậy cần nắm rõ quy định của pháp luật như thế nào về báo cáo tài chính. Hãy cập nhật và theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi.

Báo cáo tài chính là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. Vậy cần nắm rõ quy định của pháp luật như thế nào về báo cáo tài chính. Hãy cập nhật và theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi. 

Báo cáo tài chính 

- Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Báo cáo tài chính theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 được lập theo quy định của pháp luật về kế toán.

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính chứng khoán

Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. 

Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định. 

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch. 

Báo cáo tài chính chứng khoán gồm 

a) Báo cáo tình hình tài chính;

b) Báo cáo kết quả hoạt động;

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

d) Thuyết minh báo cáo tài chính;

đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập báo cáo tài chính chứng khoán của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Hình thức công khai báo cáo tài chính chứng khoán 

- Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo bằng văn bản;

- Niêm yết;

- Đăng tải trên trang thông tin điện tử;

Thẩm quyền kiểm tra báo cáo tài chính năm 

Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. 

Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.

Một số trường hợp lưu ý 

Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề.

Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đủ và hợp lệ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá 90 ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu như thế nào là báo cáo tài chính nhé. Chúc các bạn thành công. 


Tin mới