Mã cổ phiếu là gì? Cách đánh giá mã cổ phiếu

Mã cổ phiếu là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư chứng khoán cần làm quen khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Vậy mã cổ phiếu là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng index.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Mã cổ phiếu là gì?

Mã chứng khoán là tập hợp các ký tự, thường là chữ cái viết hoa, được sắp xếp theo thứ tự và liệt kê công khai trên sàn giao dịch chứng khoán.

Khi các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán, sẽ chọn một mã ký tự đại diện cho cổ phiếu, để các nhà đầu tư (NĐT) có thể sử dụng trong giao dịch. Theo đó, mỗi chứng khoán giao dịch trên sàn sẽ có một mã là đại diện. Đây là điều kiện cần thiết để NĐT thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu là loại chứng khoán phổ biến nhất, vì thế, có thể coi mã cổ phiếu là mã chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Thông thường, mã cổ phiếu sẽ là tên viết tắt của tên công ty.

Ví dụ như VNM là mã cổ phiếu của công ty Vinamilk, VCB là mã cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp niêm yết phải chọn mã ký tự khác, do đã có công ty niêm yết trước sử dụng. Việc đặt tên cho mã cổ phiếu do doanh nghiệp lựa chọn, không nhất thiết phải là tên viết tắt của tên công ty.

Một số trường hợp, mã cổ phiếu là tài sản cơ sở của sản phẩm tài chính khác sẽ có quy định đặt tên riêng.

VD:

  • Quyền chọn – Đặt tên quyền chọn dựa trên: Tài sản mã chứng khoán cơ sở, ngày hết hạn, loại hợp đồng.
  • Mã chứng khoán ký hiệu các quỹ tương hỗ sẽ được ký hiệu bằng cách kết hợp giữa chữ và số, sau đó kết hợp bằng “X” để phân biệt với các mã khác.

Mã cổ phiếu có đầu sao là gì?

Mã cổ phiếu có đầu sao hoặc dấu * hiển thị trên bảng giá, cho thấy ngày hôm đó có sự kiện liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Dấu * giúp NĐT theo dõi các sự kiện như Đại hội đồng cổ đông, trả cổ tức, phát hành cổ phiếu mới… nhờ đó NĐT sẽ không bỏ lỡ các thông tin quan trọng nhằm đánh giá cơ hội mua vào – bán ra kiếm lợi nhuận. 

NĐT có thể cập nhật tin tức bằng cách:

  • Bước 1: Click vào mã cổ phiếu có dấu *.
  • Bước 2: Giao diện chi tiết về mã cổ phiếu mở ra, thì chọn lịch sử sự kiện để theo dõi.

Cách tìm mã cổ phiếu, mã chứng khoán

VNM là cổ phiếu của công ty Vinamilk
VNM là cổ phiếu của công ty Vinamilk

Với NĐT mới có thể lúng túng khi tìm mã cổ phiếu. Dưới đây là hướng dẫn tìm mã cổ phiếu, mã chứng khoán hiệu quả:

  • Tìm mã cổ phiếu theo ngành: NĐT có thể tìm kiếm các từ khóa như danh sách mã theo ngành ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ…. để cập nhật danh sách đầy đủ nhất.
  • Tìm mã cổ phiếu của các công ty, bằng cách tra soát trực tiếp mã của công ty trên internet hoặc trên bảng giá chứng khoán.

Thông qua bảng báo giá mã chứng khoán, NĐT sẽ cập nhật được các thông tin về: Biến động giá, giá hiện hành, hoạt động thị trường, khối lượng giao dịch… Của mã cổ phiếu đang quan tâm.

Cách đánh giá mã cổ phiếu

Đánh giá mã cổ phiếu dựa trên các chỉ số

Phân tích biến động thị trường, chu kỳ, ảnh hưởng bởi nền kinh tế… để đánh giá thời điểm mua vào phù hợp nhất. 
NĐT cần phân tích biến động thị trường, chu kỳ, ảnh hưởng bởi nền kinh tế… để đánh giá thời điểm mua vào phù hợp nhất. 

Lựa chọn mã cổ phiếu của bất cứ công ty nào cũng cần đánh giá chi tiết thông tin tài chính như: Tình hình tài chính, lợi nhuận, khả năng huy động vốn, nợ, năng lực quản trị và phát triển của đơn vị…

Dưới đây là các chỉ số quan trọng giúp NĐT có thể đánh giá mã cổ phiếu có khả thi hay không?

  • (Tổng nợ vay/ tài sản ngắn hạn) < 1.1: Chỉ số cho thấy tình trạng vay nợ thấp, khả năng bảo đảm tài chính ổn định trong khủng hoảng kinh tế.
  • Chỉ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn) > 1.5: Chỉ số này càng cao, cho thấy tổ chức phát hành đang có khả năng thanh toán tốt.
  • Chỉ số EPS tăng trưởng dương trong 5 năm liên tục gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang tăng trưởng tốt, giúp NĐT tránh xa các mã có mức độ rủi ro cao.
  • Chỉ số P/E < 9, được các chuyên gia khuyến nghị mua vào. Bởi mã này đang bị đánh giá thấp và có tiềm năng phát triển.
  • Chỉ số P/B < 1.2: Chỉ số P/B (giá/giá trị sổ sách) được tínhdựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu ở hiện tại chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. P/B giúp loại bỏ các tổ chức có lợi nhuận bất thường từ hoạt động thanh lý tài sản, không phải từ hoạt động kinh doanh.
  • NĐT nên chọn cổ phiếu của các công ty có hoạt động chia cổ tức đều đặn. Bởi cổ tức được chia, chứng tỏ doanh nghiệp này đang phát triển ổn định. Đồng thời cổ tức cũng là phần lợi nhuận khi mua cổ phiếu, trong lúc chờ cổ phiếu tăng giá để bán ra.

Ngoài việc chọn mã cổ phiếu tốt để đầu tư, nhà đầu tư cũng cần lưu ý thời điểm và vùng giá lý tưởng để mua vào. Xác định thời điểm mua mã chứng khoán lý tưởng, khi giá chạm đáy sẽ giúp người chơi có cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận lớn.

Lựa chọn mã cổ phiếu theo ngành

Lựa chọn mã cổ phiếu dẫn đầu ngành là lựa chọn đúng đắn.
Lựa chọn mã cổ phiếu dẫn đầu ngành là lựa chọn đúng đắn.

Tiêu chí sàng lọc theo ngành sẽ giúp NĐT thu nhỏ phạm vi đánh giá với hàng ngàn mã cổ phiếu trên thị trường. 

Lựa chọn mã cổ phiếu dẫn đầu ngành là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh tế của tổ chức phát hành. Không nên chọn các mã cổ phiếu của đơn vị quá nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới lên sàn. Bởi các mã cổ phiếu này chưa được thị trường kiểm định và có mức độ rủi ro lớn.


Tin liên quan

Tin mới