Momentum là gì? Cách xác định điểm mua, bán chứng khoán qua chỉ báo Momentum

Dựa vào chỉ báo Momentum, các nhà đầu tư có thể dự báo xu hướng, xây dựng phương án đầu tư, quản trị rủi ro và xác định đúng điểm mua vào bán ra.

Trong phân tích kỹ thuật trên thị trường tài chính có 4 loại chỉ báo kỹ thuật chính: Chỉ báo xu hướng (trending indicator), đo lường biến động (volatility), đo lường động lượng (oscillator) và Hỗ trợ Kháng cự. Chúng được phân nhóm dựa vào chức năng, từ việc phân tích xu hướng, hiển thị mức giá trung bình, các phương pháp đo lường biến động tới việc cung cấp bức tranh rõ hơn về các mức hỗ trợ và kháng cự của giá.

Một nguyên lý phổ biến trong phân tích kỹ thuật là giá có thể “nói dối” về xu hướng thị trường nhưng động lượng thị trường luôn đưa ra sự thật cho các nhà đầu tư (NĐT). Trong bài viết dưới đây, hãy cùng index.vn tìm hiểu về chỉ báo Momentum, một chỉ báo thuộc nhóm đo lường động lượng, cũng như là cách áp dụng chỉ báo Momentum vào giao dịch chứng khoán.

Chỉ báo Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum đo lường tỷ lệ thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.
Chỉ báo Momentum đo lường tỷ lệ thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.

Chỉ báo Momentum (chỉ báo xung lượng) đo lường tỷ lệ thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Biểu đồ cập nhật liên tục tạo thành một dao động trong khoảng trên và dưới 0. NĐT sử dụng chỉ báo này kết hợp với các tín hiệu khác để phân tích xác định điểm cổ phiếu có thể tăng giá hoặc đảo chiều, dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường trong khoảng thời gian nhất định thông qua cách tìm kiếm sự phân kỳ, đường chéo giữa và các chỉ số giới hạn.

Đặc điểm của Chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum gồm đường dao động màu xanh và đường tham chiếu có giá trị 0. Dựa trên giá trị của Momentum và khoảng cách đến đường tham chiếu, ta có thể đánh giá sức mạnh xu hướng.

  • Đường Momentum luôn dao động quanh đường tham chiếu, nếu càng xa đường tham chiếu chứng tỏ giá biến động càng mạnh.
  • Đường tham chiếu có giá trị 0, là khu vực mà giá cổ phiếu hoặc chỉ số không có xu hướng hoặc có khả năng đi ngang (sideway).
  • Khoảng cách giữa đường Momentum và đường tham chiếu sẽ cho ta biết giá đang di chuyển nhanh hay chậm. Nếu khoảng cách càng xa thì thị trường di chuyển càng nhanh và ngược lại trong trường hợp khoảng cách nhỏ.

Cách tính Chỉ báo Momentum

NĐT tính chỉ báo Momentum bằng cách so sánh giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại với giá đóng cửa n phiên giao dịch trước đó:

M = (CP : CPn) x 100

Trong đó:

M: Chỉ báo Momentum

CP: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch hiện tại

CPn: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch thứ n trước đó

n: Khoảng thời gian được xác định bởi mỗi NĐT tùy từng chiến lược khác nhau.

VD cách tính chỉ báo xung lượng của một cổ phiếu:

Giá hiện tại: 109,10, Giá phiên trước đó 10 ngày: 102,50

M = (109,10 : 102,50) x 100 = 106,43

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Chỉ báo xung lượng hoạt động tốt nhất khi được sử dụng với các công cụ giao dịch khác. Hầu hết các NĐT lành nghề đều xem xét các chỉ số khác như đường MA, đường chéo 100, phân kỳ...khi đưa ra lựa chọn mua bán.

Tín hiệu mua:

- Nhà giao dịch nên mua vào khi chỉ báo Momentum vượt qua đường 100 theo chiều từ dưới lên. Khoảng cách của đường Momentum càng xa đường tham chiếu, đà tăng sẽ càng mạnh. Ngược lại, nếu như gần với đường tham chiếu, biến động càng yếu.

Cổ phiếu tăng giá khi chỉ báo Momentum ở trên đường 100.
Cổ phiếu tăng giá khi chỉ báo Momentum ở trên đường 100.

- Kết hợp chỉ báo Momentum và đường MA với những chu kỳ khác nhau. Chu kỳ càng dài, độ chính xác càng cao, thường là 9, 14, 21. Nếu đường Momentum đi lên và cắt đường MA thì NĐT có thể vào lệnh Mua.

- Phân kỳ giảm: Xảy ra khi giá tăng, nhưng các đỉnh của chỉ báo Momentum giảm. Điều này cho thấy khi giá tăng, động lực mua sẽ chậm lại.

khi giá tăng, động lực mua sẽ chậm lại
Khi giá tăng, động lực mua sẽ chậm lại

Tín hiệu bán:

- Ngược lại tín hiệu mua, khi chỉ báo Momentum cắt xuống dưới đường chéo 100 nghĩa giá cổ phiếu đã đạt mức cao nhất và đang đảo chiều hoặc giá đã phá vỡ mức thấp gần nhất., là một tín hiệu giảm giá.

- Nếu đường Momentum đi xuồng và cắt đường MA thì NĐT có thể vào lệnh Bán.

- Phân kỳ tăng: Giá cổ phiếu đi xuống, nhưng các đáy của chỉ báo xung lượng tăng. Điều này có nghĩa khi giá giảm, động lực bán chậm lại.

Tín hiệu thoát:

Khi chỉ báo Momentum giảm xuống dưới 100 hoặc các đường trung bình động cắt nhau theo hướng ngược lại.

Chỉ báo Momentum là công cụ quan trọng giúp các NĐT phân tích, tìm điểm giao dịch hợp lý, nhưng hiếm khi được dùng riêng lẻ. NĐT có nhiều kinh nghiệm thường kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau để xác định xu hướng thị trường, điểm giao dịch.


Tin liên quan

Tin mới