Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - "siêu anh hùng” của bóng đá Việt Nam là ai?

Trong một thời gian ngắn, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có những bước phát triển vượt bậc đến từ sự kiến tạo của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn trong sự nghiệp bóng đá, bất động sản. Hãy cùng Index tìm hiểu về tỷ phú Bầu Đức và quá trình khởi nghiệp đầy sóng gió của ông nhé!

1. Bầu Đức là ai?

Đoàn Nguyên Đức (tên thường gọi: bầu Đức) sinh ngày 6/12/1962 trong trong gia đình 10 người con tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là doanh nhân, chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời là người thành lập Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – trường đào tạo bóng đá đầu tiên của Việt Nam. Năm 2011, ông Đoàn Nguyên Đức được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.

Tháng 12 năm 2008, Đoàn Nguyên Đức đưa cổ phiếu doanh nghiệp HAGL niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, với tài sản hiện nay, ông là người giàu thứ 44 trên sàn chứng khoán.

Năm 1965 khi mới 3 tuổi, theo cả gia đình chuyển lên An Phú, Pleiku, Gia Lai sinh sống. Do nhà nghèo nên từ nhỏ việc gì vất vả ông đều làm qua. Gia đình ông chuyển lên Gia Lai cũng vẫn chỉ làm ruộng, làm rẫy, làm thuê nên cuộc sống cũng chẳng khác biệt gì nhiều so với thời kỳ còn ở Bình Định.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3 hệ 12 năm (năm 1982), ông Đức lên Thành phố Hồ Chí Minh thi Đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở nhỏ. Thế nhưng năm ấy, ông Đức thi trượt Đại học. Không nản lòng, Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đậu. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. 

Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức

2. Con đường sự nghiệp đầy sóng gió của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức

2.1. Khởi nghiệp từ nghề mộc

Khi “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”- bầu Đức chia sẻ.

Với ý chí, nghị lực sẵn có, bầu Đức quyết tâm khởi nghiệp sau đó vài năm với công việc ban đầu là điều hành một phân xưởng mộc.

Sau một thời gian tích góp từ việc làm thuê, ông Đức quyết tâm khởi nghiệp bằng cách mở một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh của xã. Những sản phẩm đầu tiên đều do chính tay ông tự cưa, bào đục đẽo. Sau đó, ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác.

Năm 1993, ông Đoàn Nguyên Đức mở xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Năm 2006, cơ sở này chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh đa ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, kinh doanh địa ốc và bóng đá.

Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã HAG. Tháng 11/ 2010, tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22,524.09 tỷ đồng.

Cũng trong thời điểm đó, chủ tịch HAGL đã rót vốn đậm vào thị trường cao su, khi giá bán đạt đỉnh 5 nghìn USD/tấn bằng các khoản vay ngân hàng, phần lớn đến từ BIDV

2.2. Hoàng Anh Gia Lai vỡ nợ

Năm 2007 – 2008, ngay sau khi rót vốn đầu tư, ông đã tính toán sai khi giá cao su liên tục lao dốc không phanh, như vậy 25,000 ha cao su ở Lào đứng trước nguy cơ lỗ nặng.

Không chỉ “nếm trái đắng” ở thị trường cao su, “bầu” Đức cũng đã từng thất bại nặng trong lĩnh vực mía đường và đã chuyển nhượng cho Thành Thành Công. Cuối tháng 9/2018, sau hơn 10 năm niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp của bầu Đức dần ngập chìm trong các khoản nợ. HAG đang có hơn 21.000 tỷ đồng nợ vay, gồm 5.790 tỷ đồng vay ngắn hạn và gần 15.270 tỷ đồng vay dài hạn.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng xấu từ kết quả kinh doanh đã khiến cổ phiếu 2 doanh nghiệp của ông tiếp tục rớt giá trên sàn chứng khoán. Từ mức trên 40.000 đồng (giá điều chỉnh) từng đạt được vào năm 2010, nay đã về dưới mệnh giá và hiện giao dịch quanh mức 4.000 đồng/cp.

Cùng chung số phận, cổ phiếu của công ty con Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HNG) cũng giảm từ mức 35.000 đồng xuống quanh giá 16.000 đồng/cp.

2.3. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương bắt tay tương trợ

Giữa lúc Hoàng Anh Gia Lai đang ngập sâu trong nợ nần, Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải – Thaco Trần Bá Dương đã nắm lấy tay bầu Đức. Bằng việc ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL vào 2 công ty HNG và HAGL Myanmar, công ty này sẽ chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% vốn tại HNG và 51% tại HAGL.

Đây không chỉ là hành động cứu vớt Hoàng Anh Gia Lai, giúp công ty của Bầu Đức sớm hoàn thành ác dự án bất động sản tại Myanmar theo cam kết của chính phủ nước này; đồng thời ông Dương cũng nhắm vào “hệ sinh thái” nông nghiệp khủng của Bầu Đức.

Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức
Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương bắt tay trợ giúp ông Đoàn Nguyên Đức

Sau khi ký kết chiến lược, Thaco đã đưa nhân sự vào các vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp “bầu” Đức. Đồng thời các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của 2 công ty này cũng dần được thay thế bởi các cá nhân từ Thaco.

Sau hơn 1 năm hợp tác, công cuộc tái cơ cấu nợ của ông Dương với doanh nghiệp bầu Đức đang mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, HAGL và THACO cần thêm 2 năm quyết liệt nữa để dứt điểm nợ nần.

3. Bầu Đức - "siêu anh hùng” của bóng đá Việt Nam

Ông Đoàn Nguyên Đức nổi tiếng là người đam mê bóng đá, và được giới truyền thông thể thao gọi là "bầu" Đức.

Từ năm 2001 đến nay, cái tên Bầu Đức càng nổi như cồn sau những sự kiện làm nên các “ tít” lớn trên hầu hết các báo Việt Nam và cả trên thế giới như: việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002; hợp tác với CLB bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG vào năm 2007…

Tính từ năm 2009 đến nay, HAGL đã chi 750.000 USD cho bóng đá Lào. Cụ thể năm 2009 tài trợ 200.000 USD thuê HLV Alfred Rield

Năm 2010 và 2011 tài trợ 200.000 USD thuê HLV nước ngoài và năm 2013 là 200.000 USD, đồng thời tài trợ Lào League 2013 150.000 USD. 

Trước đó, HAGL đã giúp Lào xây dựng Làng VĐV phục vụ SEA Games 2009 với trị giá 19 triệu USD, trong đó có 4 triệu USD tài trợ không hoàn lại, số còn lại là cho vay không tính lãi.

Trong những năm dẫn dắt đội tuyển U23 Việt Nam gặt hái nhiều thành công lớn trong nhiều mùa giải, điển hình là kỳ tích trong năm 2018 với danh hiệu á quân châu Á và Top 4 ASIAD 18.

Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức
Ông Đức đã đem về ĐTQG Việt Nam vị huấn luyện viên tài ba người Hàn Quốc Park Hang-seo, và những gì diễn ra sau đó với bóng đá Việt Nam là lịch sử...

4. Gia đình của ông Đoàn Nguyên Đức

Tuy nổi tiếng trên thương trường và trong giới hâm mộ bóng đá nhưng chuyện nhà của bầu Đức rất ít được tiết lộ, đặc biệt là vợ của ông – bà Hoàng Thị Ngọc Bích. Hiện tại bà Bích không sở hữu cổ phần nào trong tập đoàn gia đình của ông Đức và đang sinh sống cùng 3 người con tại Singapore. Trong đó, con gái Đoàn Hoàng Anh làm việc trong một ngân hàng nước ngoài. 

5. Gia sản khổng lồ của người hùng bóng đá Việt Nam

Là đại gia Việt Nam sở hữu máy bay riêng, là một trong 29 người được Tạp chí Wall Street Journal của Mỹ bình chọn là “Doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á”, Đoàn Nguyên Đức tự nhận mình là doanh nhân trong số hiếm “vừa có tài, có tiền nhưng lại không có tật".

Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức

Cụ thể, với việc đang trực tiếp nắm giữ gần 320 triệu cổ phiếu HAGL, khối tài sản của đại gia 60 tuổi ghi nhận mức giảm gần 128 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản bầu Đức đang trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 2.447 tỷ đồng.

Liên quan đến bầu Đức, mới đây HAG đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua thù lao và ban hành các quy chế. Theo đó, HĐQT HAGL thông qua mức thù lao năm 2023 với mức 20 triệu đồng/tháng đối với Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức; 15 triệu đồng/tháng với vị trí Thành viên HĐQT. Bên cạnh đó, Trưởng Ban kiểm soát nhận lương 12 triệu đồng/tháng và thành viên là 10 triệu đồng/tháng.

Mức thù lao này thấp hơn rất nhiều thù lao bầu Đức và ban lãnh đạo HAGL nhận được trong năm 2022. Cụ thể, báo cáo thu nhập năm 2022, HAGL chi ra tổng số tiền hơn 10,6 tỷ đồng để trả cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm toán và Ban Tổng Giám đốc, tăng nhẹ so với năm 2021.

Riêng bầu Đức nhận được thù lao cao nhất hơn 2,57 tỷ đồng (tương đương gần 215 triệu đồng/tháng), giảm 3% so với năm 2021. Ngoài ra, vị này còn nhận thù lao 58,5 triệu đồng trong năm qua từ các công ty con.


Tin liên quan

Tin mới