Trần Bá Dương: Tiểu sử chủ tịch tài ba Trường Hải Thaco

Trần Bá Dương thường được nhắc đến với vai trò là người xây dựng đế chế ô tô ở Việt Nam. Bằng sự không ngừng cố gắng, từ một kỹ sư “vét mỡ bò” ông đã trở thành doanh nhân tiêu biểu, là một trong 6 tỷ phú Đô la của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vị chủ tịch tài ba Trần Bá Dương, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Index.

1. Trần Bá Dương là ai?

Trần Bá Dương là một doanh nhân Việt Nam thành đạt, sinh năm 1960 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là người sáng lập, cũng là người giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

Ngày 6/03/2019, ông là một trong hai người Việt Nam được Tạp chí Forbes ghi tên vào danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh khi sở hữu khối tài sản trị giá 1,76 tỷ USD. 

“Người vợ tào khang” - bà Viên Diệu Hoa của Trần Bá Dương chính là người đóng vai trò chính trong việc đưa ông đến với danh sách tỷ phú của Tạp chí Forbes. Đồng thời, bà cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải với số cổ phần rất lớn.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tập tập đoàn Thaco
Ông Trần Bá Dương - Chủ tập tập đoàn Thaco

Đến năm 2021, ông Dương là một trong 6 tỷ phú Đô la của Việt Nam (tính đến tháng 7/2021) với khối tài sản lên tới 1,6 tỷ USD. Trong suốt những năm tháng hoạt động kinh doanh, tỷ phú Trần Bá Dương đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Một trong số những thành tích của vị chủ tịch Thaco bao gồm:

  • Giải thưởng doanh nhân xuất sắc tiêu biểu năm năm liền từ 2008 đến 2013.
  • Cờ thi đua xuất sắc của chính phủ 2013.
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích hoạt động phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam từ 2008 đến 2013.
  • Huân chương lao động hạng nhì.
  • Giải bình chọn năm mươi người đi tiên phong của báo VietNamNet.

2. Tiểu sử của tỷ phú Trần Bá Dương

Tỷ phú Trần Bá Dương sinh ngày 1/4/1960 tại Huế nhưng lớn lên ở Đà Lạt trong một gia đình gồm 7 anh chị em: Trần Bá Hùng, Trần Bá Cường, Trần Bá Cương, Trần Thị Kim Tiến, Trần Thị Bạch Tuyết, Trần Thị Phượng, Trần Thị Thu. 

Tiểu sử của tỷ phú Trần Bá Dương
Tiểu sử của tỷ phú Trần Bá Dương

Sau khi tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 1982, ông xin vào làm công nhân sửa chữa ô tô với công việc đầu tiên là “vét mỡ bò”. Đây là những bước khởi đầu cho sự tiến bước của ông trên con đường xây dựng đế chế ô tô ở Việt Nam. 

Năm 1997, ông đã dồn tất cả nguồn lực của gia đình để thành lập công ty. Đây là mốc thời gian quan trọng cho Công ty ô tô Trường Hải ngày hôm nay và cũng là mốc quan trọng của doanh nhân Trần Bá Dương trong hành trình thực hiện ước mơ của mình. Ngoài ra ông còn được biết đến với tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

Cùng với người vợ của mình là bà Viên Diệu Hoa, hiện nay ông có 3 người con gồm: Trần Viên Ngọc Trân, Trần Viên Ngọc Oanh, Trần Bá Trường Hải, mỗi người đều có sự nghiệp và lối đi riêng của mình.

Ông Trần Bá Dương và vợ Viên Diệu Hoa
Ông Trần Bá Dương và vợ Viên Diệu Hoa

3. Chặng đường khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của doanh nhân Trần Bá Dương

Trần Bá Dương đã phải trải qua một tuổi thơ cơ cực, trong thời bao cấp khi cha mất sớm, mẹ phải làm việc vất vả nuôi các anh em ăn học. Chính điều này đã hun đúc cho Trần Bá Dương một tinh thần nỗ lực cố gắng không ngừng để có thể giành được thành công như ngày hôm nay.

3.1. Quá trình khởi nghiệp xây dựng Thaco

Ít ai biết rằng để có được thành công như ngày hôm nay, ông Dương phải trải qua những khó khăn nào. Sinh ra trong một gia đình không nghèo khó, không có đủ điều kiện để đi học. Chính vì vậy, ông đã phải đi làm từ rất sớm để tự mình trang trải. Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường top đầu ở thành phố Hồ Chí Minh, những tưởng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn đôi chút nhưng mọi việc hoàn toàn ngược lại.

Chủ tịch công ty cổ phần Trường Hải Thaco cho biết: “Tôi lớn lên trong thời bao cấp, cha mất sớm, mẹ tôi bươn chải nuôi anh em tôi ăn học. Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP HCM, tôi xin làm công nhân sửa chữa ô tô, công việc đầu tiên của tôi là vét mỡ bò”.

Trần Bá Dương
Từ chàng kỹ sư "vét mỡ bò" trở thành ông chủ tập đoàn hàng đầu Việt Nam

Sau đó, nhờ vào những kiến thức đã tích lũy được trong suốt năm tháng theo học tại Đại Học Bách Khoa, ông đã đưa ra dự án : “Chuyển đổi tay lái nghịch”, may mắn thay dự án của ông Dương đã nhanh chóng được Bộ GTVT chấp nhận. Công ty đã giao cho tôi nhiệm vụ quản lý tổ sửa chữa lưu động, làm khoán. Từ đó, ông có điều kiện tích lũy và phát huy khả năng của mình. Năm 1997, ông quyết định xin nghỉ và tự thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình.

3.2. Người đi đầu trong đế chế sản xuất ô tô tại Việt Nam

Cùng năm đó, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải được thành lập. Tiếp đó đến năm 2000, ông mở xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Sản phẩm mặc dù chưa có thành phẩm nhưng đã kín đơn đặt hàng.

Trần bá Dương chính là người đầu tiên tại Việt Nam sản xuất xe du lịch. Từ dòng xe KIA, THACO, Kinglong,…, ông đã đưa Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên với 100% vốn trong nước sản xuất và lắp ráp xe du lịch. Điều này mở ra những cơ hội phát triển lớn cho hãng xe mà ông đang đứng đầu.

Trần Bá Dương
Thaco sản xuất xe du lịch

Ông là một trong những người đã có công rất lớn giúp ngành sản xuất ô tô Việt Nam vươn tầm thế giới. Sự thành lập của THACO Trường Hải như một dấu mốc trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô.

Về sản xuất và lắp ráp ô tô, công ty sản xuất tập trung tại Chu Lai – Trường Hải. Đây là cơ sở sản xuất chính của công ty với các nhà máy lắp ráp xe du lịch, xe tải, xe khách, các nhà máy gia công cơ khí, các nhà máy hóa chất.

Ở lĩnh vực phân phối, Trường Hải có đầy đủ hệ thống showroom, đại lý trải dài khắp cả nước. Hiện nay, công ty đang phát triển theo mô hình quản lý đầu đủ từ sản xuất, lắp ráp, dịch vụ phụ tùng, sửa chữa cũng như phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong thời gian ngắn, THACO đã chiếm vị trí đứng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô về sản lượng xe bán ra tại thị trường trong nước.

Trần Bá Dương
Ô tô Trường Hải chủ động xuất khẩu nhiều sản phẩm xe bus, xe du lịch, xe tải,..

Bên cạnh việc phát triển tại thị trường trong nước, ô tô Trường Hải chủ động xuất khẩu nhiều sản phẩm xe bus, xe tải, xe du lịch,… tại khu vực các nước ASEAN và thế giới. Kế hoạch trong năm 2021, THACO dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 1.400 xe các loại với doanh thu gần 30 triệu USD.

Qua thời gian THACO liên tục phát triển, công ty còn đầu tư vào các lĩnh vực chủ lực như ô tô cơ khí, đầu tư xây dựng, thương mại dịch vụ,… 

3.3. Bước ngoặt sang con đường bất động sản với Đại Quang Minh

Xác lập địa vị vững chắc của mình trong ngành sản xuất ô tô, ông Trần bá Dương đã quyết định thử sức với ngành bất động sản sau khi từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Thaco (đồng thời vẫn làm Tổng giám đốc công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh).

Trần Bá Dương
Kỷ niệm 5 năm thành lập công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh

Công ty Đại Quang Minh thành lập năm 2011, cơ cấu gồm bốn cổ đông: Thaco nắm 45% vốn, Công ty cổ phần đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa và công ty cổ phần Thương mại quốc tế và tư vấn đầu tư Invecon nắm giữ 17,5%.

Hiện tại, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi khi Thaco nắm giữ 90 % cổ phần của Đại Quang Minh, còn lại là do các cổ đông khác nắm giữ.

3.4. Lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ, ông chủ THACO và quyết tâm đưa Emart trở thành Đại siêu thị hàng đầu Việt Nam

Cuối năm 2021, THISO - Tổng Công ty thành viên thuộc Tập đoàn THACO, chính thức hoàn tất ký kết thỏa thuận chuyển nhượng vốn và nhượng quyền độc quyền hoạt động kinh doanh với Emart Inc. (Hàn Quốc). Trong đó bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Emart Gò Vấp và các dự án đang phát triển tại Việt Nam. Sau đó, đã thành lập công ty THISO Retail (Công ty trực thuộc của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế THISO) để tiếp quản hoạt động kinh doanh của Emart Việt Nam.

Ông chủ THACO và quyết tâm đưa Emart trở thành Đại siêu thị hàng đầu Việt Nam
Ông chủ THACO và quyết tâm đưa Emart trở thành Đại siêu thị hàng đầu Việt Nam

Với chiến lược nhượng quyền này, Chủ tịch Trần Bá Dương cho biết Emart Việt Nam sẽ là mảnh ghép quan trọng, hoàn thiện mô hình đa ngành “Một điểm dừng, nhiều tiện ích” mà Tập đoàn THACO đang theo đuổi. Góp phần hoàn thành sứ mệnh “Mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng thông qua dịch vụ tích hợp và tinh thần tận tâm phục vụ”.

4. Tập đoàn Thaco lớn mạnh thế nào?

Thaco được biết đến là một đại tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực do ông Trần Bá Dương - một trong những tỷ phú thế giới (sở hữu trên 1 tỷ USD) kể từ năm 2018 - làm Chủ tịch HĐQT. Thời điểm hiện tại, tập đoàn có vốn điều lệ khoảng 30.510 tỷ đồng và đứng thứ 5 trong top 500 doanh nghiệp mạnh nhất Việt Nam.

Theo tỷ phú Trần Bá Dương, Thaco hiện có 6 lĩnh vực ngành nghề gồm sản xuất kinh doanh ô tô; Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ; Nông nghiệp; Logistics; Thương mại - Dịch vụ; Đầu tư Xây dựng. Tổng nhân sự của Thaco là hơn 60 ngàn người.

Trần Bá Dương
Hoạt động đa lĩnh vực gồm 6 lĩnh vực chính

Trong năm 2022, tổng giá trị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí và công nghệ hỗ trợ đạt hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu hơn 4.300 tỷ đồng. Tổng sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai đạt gần 4 triệu tấn, tăng 33% so với 2021. Tổng nộp ngân sách của Thaco trong năm 2022 là hơn 29.500 tỷ đồng, trong đó tại Quảng Nam là hơn 24.600 tỷ đồng.

Thaco Auto chính là tập đoàn thành viên chủ lực của Thaco, thực hiện chiến lược sản xuất, phân phối và bán lẻ đầy đủ các chủng loại ô tô (tải, bus, du lịch) trên các phân khúc sản phẩm ô tô (trung cấp, cao cấp) mang các thương hiệu quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW, Foton, Mitsubishi Fuso) và thương hiệu Thaco. Năm 2023, Thaco Auto dự kiến doanh số bán hàng gần 120.500 xe các loại, tăng 8% so với năm 2022.

Trong khi đó, Thaco Industries trong năm nay sẽ đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới, tổ hợp nội thất xe du lịch, nhà máy sản xuất kính xe du lịch, 2 nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại Chu Lai với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, kế hoạch thực hiện chi đầu tư trong năm 2023 là 1.700 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất trước thuế của Thaco Industries dự kiến hơn 20.000 tỷ đồng trong đó xuất khẩu hơn 9.600 tỷ đồng, tương đương 400 triệu USD. 

Trần Bá Dương

Tại mảng nông nghiệp, tổng doanh thu hợp nhất trước thuế năm 2023 của Thaco Agri ước đạt 10.000 tỷ đồng, dự kiến chi đầu tư 8.200 tỷ đồng.

Thilogi là tập đoàn cung ứng dịch vụ logistics trọn gói cho các tập đoàn thành viên của Thaco và khách hàng bên ngoài. Kế hoạch chi đầu tư được giải ngân trong năm 2023 của đơn vị này là hơn 1.100 tỷ đồng. Mục tiêu tổng sản lượng hàng hóa qua cảng năm nay đạt 4,5 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2022; tổng doanh thu năm 2023 đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Về phần Thadico - Đại Quang Minh, trong năm nay, đơn vị này dự kiến nghiên cứu đầu tư và phát triển lĩnh vực khai khoáng và năng lượng tái tạo. Về kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023, tổng giá trị đầu tư được giải ngân trong năm 2023 là 6.731 tỷ đồng. 

Mục tiêu nộp ngân sách của Thaco trong năm 2023 là 35.000 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách tại Quảng Nam hơn 26.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022, bao gồm: thuế nội địa là hơn 18.100 tỷ đồng; thuế xuất nhập khẩu là hơn 8.700 tỷ đồng.

5. Tài sản của chủ tịch Thaco lớn cỡ nào?

Việt Nam đã góp mặt 6 tỷ phú USD trong danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh năm 2021 vừa được Tạp chí Forbes vừa công bố, đánh dấu năm có số lượng tỷ phú đô la nhiều nhất.

Ông Trần Bá Dương nằm trong top 10 doanh nhân Việt Nam
Ông Trần Bá Dương nằm trong top 10 doanh nhân Việt Nam

Theo thống kê của Forbes, đến ngày 27/7/2022 vị tỷ phú 62 tuổi và gia đình đang nắm giữ khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD, số tài sản này đã giảm 100 triệu USD so với số liệu được Forbes cập nhật vào ngày 4/4 vừa qua.

Ông hiện nắm giữ 8.62% cổ phần của công ty Thaco Trường Hải. Vợ ông nắm giữ 4,94% cổ phần của Thaco Trường Hải.  Ông và vợ cùng sở hữu mức cổ phần lần lượt là 76% và 24% tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trần Oanh. Doanh nghiệp này nắm giữ đến 49.72% cổ phần của công ty ô tô Trường Hải.


Tin liên quan

Tin mới