ChatGPT kích thích doanh nghiệp dùng trí tuệ nhân tạo

'Cơn sốt' ChatGPT tiếp tục thâm nhập và tạo động lực cho các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh.

Mới đây, trang thương mại điện tử Tiki đã tích hợp ChatGPT vào website và ứng dụng để khách hàng dùng miễn phí. Động thái này được ông Đặng Đăng Trường, chuyên gia làm việc 6 năm trong lĩnh vực thương mại điện tử, cho rằng khả năng công ty này muốn tận dụng sức hút của ChatGPT để tăng lượt tải ứng dụng và thời gian sử dụng nền tảng của người dùng.

Tương tự, ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo cũng định tung ra gói tính năng mới tích hợp AI, được phát triển bởi chính OpenAI - sở hữu ChatGPT. Đầu tháng rồi, họ cũng đã bắt đầu kiếm tiền ở Việt Nam bằng một gói trả phí sau nhiều năm không khai thác doanh thu.

ChatGPT kích thích doanh nghiệp dùng trí tuệ nhân tạo

Trong khi đó, vài công ty khác dùng chatbot này cho hoạt động nội bộ. Anh Nam Phong, nhân viên một công ty truyền thông quy mô 30 nhân sự tại TP HCM cho hay được CEO khuyến khích dùng ChatGPT trong công việc từ đầu năm nay.

"AI này giúp chúng tôi viết thư tiếng Anh cho khách hàng chỉn chu hoặc tra soát lỗi chính tả, ngữ pháp trong văn bản, điều chỉnh 'tone' (giọng điệu) theo nhu cầu. Nó gợi ý chủ đề cho các bài viết chưa sáng tạo nhưng cũng cung cấp ý tưởng để phát triển lên", Phong nói. Anh cho biết đã tiết kiệm được 20-30% thời gian xử lý công việc so với trước. Riêng viết email có thể nhanh hơn 30-40%.

Công ty Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt - đơn vị sở hữu hạ tầng thanh toán Payoo - mới đây ban hành nội bộ "Sổ tay sử dụng ChatGPT" với 50 điều cần biết về công cụ. Trong đó, nhân viên được hướng dẫn từ kiến thức cơ bản, cách sử dụng hiệu quả, các lưu ý và hạn chế.

Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc công ty này cho nhân viên được cấp tài khoản ChatGPT-4, dùng cho hỗ trợ soạn email, dịch văn bản, gợi ý tưởng cho các dự án nội bộ, gợi ý sắp xếp hồ sơ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn là chủ đề công nghệ thu hút suốt thập kỷ qua. AI cũng đã dùng trong y tế, nhận dạng hình ảnh, eKYC (định danh điện tử), thanh toán mua sắm, dự đoán tiềm năng khách hàng tại Việt Nam những năm qua.

Nhưng sự xuất hiện của ChatGPT từ tháng 11/2022 đã thật sự gây chú ý cho doanh nghiệp. "Chưa bao giờ thế giới thay đổi và tái định nghĩa lại cách chúng ta học tập, làm việc và sinh hoạt nhanh chóng như vậy", bà Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn của HSBC Việt Nam, bình luận.

Trong đánh giá mới đây, "AI (trí tuệ nhân tạo) /ML (máy học)/ Mobile AI/ ChatGPT" là nhóm đứng đầu danh sách những từ khóa "hot" cho toàn cảnh công nghệ Việt Nam năm 2023, theo diễn đàn Vietnam Mobile Day.

Điểm khác biệt ở chỗ nếu trước đây, các mô hình máy học dự đoán là trung tâm của các cuộc thảo luận, giờ các mô hình AI tự tạo nội dung mới (generative AI) như ChatGPT lên ngôi. Tuy vậy, dù là mô hình AI nào, thị trường ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói chung đang tăng tốc.

Tại Australia, cứ bốn bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thì có một bác sĩ dùng các giải pháp hỗ trợ ra quyết định từ trí tuệ nhân tạo của Annalise.ai - công ty công nghệ sáng lập bởi hai anh em người Việt Dimitry Tran và Aengus Tran.

Gần đây, giải pháp của họ đã được đón nhận ở Việt Nam, qua hợp tác với Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. "Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi biết rằng một ngày nào đó sẽ có cơ hội mang thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương ", Dimitry Tran, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc nói.

  • 1
  •  
  •  

Thứ hai, 12/6/2023, 12:07 (GMT+7)

ChatGPT kích thích doanh nghiệp dùng trí tuệ nhân tạo

'Cơn sốt' ChatGPT tiếp tục thâm nhập và tạo động lực cho các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh.

Mới đây, trang thương mại điện tử Tiki đã tích hợp ChatGPT vào website và ứng dụng để khách hàng dùng miễn phí. Động thái này được ông Đặng Đăng Trường, chuyên gia làm việc 6 năm trong lĩnh vực thương mại điện tử, cho rằng khả năng công ty này muốn tận dụng sức hút của ChatGPT để tăng lượt tải ứng dụng và thời gian sử dụng nền tảng của người dùng.

Tương tự, ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo cũng định tung ra gói tính năng mới tích hợp AI, được phát triển bởi chính OpenAI - sở hữu ChatGPT. Đầu tháng rồi, họ cũng đã bắt đầu kiếm tiền ở Việt Nam bằng một gói trả phí sau nhiều năm không khai thác doanh thu.

Một số công ty bắt đầu dùng ChatGPT để soạn email cho khách hàng, viết các nội dung truyền thông. Ảnh: Pixabay

Một số công ty bắt đầu dùng ChatGPT để soạn email cho khách hàng, viết các nội dung truyền thông. Ảnh: Pixabay

Trong khi đó, vài công ty khác dùng chatbot này cho hoạt động nội bộ. Anh Nam Phong, nhân viên một công ty truyền thông quy mô 30 nhân sự tại TP HCM cho hay được CEO khuyến khích dùng ChatGPT trong công việc từ đầu năm nay.

"AI này giúp chúng tôi viết thư tiếng Anh cho khách hàng chỉn chu hoặc tra soát lỗi chính tả, ngữ pháp trong văn bản, điều chỉnh 'tone' (giọng điệu) theo nhu cầu. Nó gợi ý chủ đề cho các bài viết chưa sáng tạo nhưng cũng cung cấp ý tưởng để phát triển lên", Phong nói. Anh cho biết đã tiết kiệm được 20-30% thời gian xử lý công việc so với trước. Riêng viết email có thể nhanh hơn 30-40%.

Công ty Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt - đơn vị sở hữu hạ tầng thanh toán Payoo - mới đây ban hành nội bộ "Sổ tay sử dụng ChatGPT" với 50 điều cần biết về công cụ. Trong đó, nhân viên được hướng dẫn từ kiến thức cơ bản, cách sử dụng hiệu quả, các lưu ý và hạn chế.

Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc công ty này cho nhân viên được cấp tài khoản ChatGPT-4, dùng cho hỗ trợ soạn email, dịch văn bản, gợi ý tưởng cho các dự án nội bộ, gợi ý sắp xếp hồ sơ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn là chủ đề công nghệ thu hút suốt thập kỷ qua. AI cũng đã dùng trong y tế, nhận dạng hình ảnh, eKYC (định danh điện tử), thanh toán mua sắm, dự đoán tiềm năng khách hàng tại Việt Nam những năm qua.

Nhưng sự xuất hiện của ChatGPT từ tháng 11/2022 đã thật sự gây chú ý cho doanh nghiệp. "Chưa bao giờ thế giới thay đổi và tái định nghĩa lại cách chúng ta học tập, làm việc và sinh hoạt nhanh chóng như vậy", bà Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn của HSBC Việt Nam, bình luận.

Trong đánh giá mới đây, "AI (trí tuệ nhân tạo) /ML (máy học)/ Mobile AI/ ChatGPT" là nhóm đứng đầu danh sách những từ khóa "hot" cho toàn cảnh công nghệ Việt Nam năm 2023, theo diễn đàn Vietnam Mobile Day.

Điểm khác biệt ở chỗ nếu trước đây, các mô hình máy học dự đoán là trung tâm của các cuộc thảo luận, giờ các mô hình AI tự tạo nội dung mới (generative AI) như ChatGPT lên ngôi. Tuy vậy, dù là mô hình AI nào, thị trường ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói chung đang tăng tốc.

Tại Australia, cứ bốn bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thì có một bác sĩ dùng các giải pháp hỗ trợ ra quyết định từ trí tuệ nhân tạo của Annalise.ai - công ty công nghệ sáng lập bởi hai anh em người Việt Dimitry Tran và Aengus Tran.

Gần đây, giải pháp của họ đã được đón nhận ở Việt Nam, qua hợp tác với Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. "Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi biết rằng một ngày nào đó sẽ có cơ hội mang thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương ", Dimitry Tran, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc nói.

Kiki - một sản phẩm trợ lý giọng nói "Made in Viet Nam" - đã vượt qua mốc 300.000 lượt cài đặt trên xe hơi, theo COO Nguyễn Trọng Văn. Nhà sản xuất linh kiện ôtô Hàn Quốc Motrex mới đây cho hay sẽ tích hợp AI này trên thiết bị.

Tổng giám đốc Motrex Kim Junseon nói các nền tảng trợ lý thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai cho ngành ôtô tại Việt Nam. Doanh nghiệp dự kiến hoàn thành quá trình tích hợp vào quý II/2023.

Nền tảng dữ liệu trực tuyến Stastista (Đức) cho hay tính đến tháng 3, các dự án AI được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam là OKXE – nền tảng thương mại điện tử, Edmicro Education – nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến và VNPay – nền tảng thanh toán kỹ thuật số.

Trong khi đó, ở lĩnh vực khởi nghiệp, giá trị của các khoản đầu tư vào các dự án startup AI của Việt Nam đạt đỉnh năm 2021, với khoảng 23 triệu USD trải rộng trên 9 giao dịch đầu tư khác nhau. Stastista dự đoán xu hướng đầu tư sẽ mở rộng trên nhiều nền tảng công nghiệp đa dạng hơn.

Theo Tiến sĩ Sơn Phạm, Giám đốc điều hành BioTuring, trước cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến với câu hỏi việc nào để con người và máy làm tốt hơn. "Mặc dù còn rất nhiều bài toán chưa được giải quyết, với sự hỗ trợ của AI, có những bài toán tưởng không thể làm được bởi con người, đã được giải quyết nhờ AI", ông Sơn nói.

  • 1
  •  
  •  

Thứ hai, 12/6/2023, 12:07 (GMT+7)

ChatGPT kích thích doanh nghiệp dùng trí tuệ nhân tạo

'Cơn sốt' ChatGPT tiếp tục thâm nhập và tạo động lực cho các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh.

Mới đây, trang thương mại điện tử Tiki đã tích hợp ChatGPT vào website và ứng dụng để khách hàng dùng miễn phí. Động thái này được ông Đặng Đăng Trường, chuyên gia làm việc 6 năm trong lĩnh vực thương mại điện tử, cho rằng khả năng công ty này muốn tận dụng sức hút của ChatGPT để tăng lượt tải ứng dụng và thời gian sử dụng nền tảng của người dùng.

Tương tự, ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo cũng định tung ra gói tính năng mới tích hợp AI, được phát triển bởi chính OpenAI - sở hữu ChatGPT. Đầu tháng rồi, họ cũng đã bắt đầu kiếm tiền ở Việt Nam bằng một gói trả phí sau nhiều năm không khai thác doanh thu.

Một số công ty bắt đầu dùng ChatGPT để soạn email cho khách hàng, viết các nội dung truyền thông. Ảnh: Pixabay

Một số công ty bắt đầu dùng ChatGPT để soạn email cho khách hàng, viết các nội dung truyền thông. Ảnh: Pixabay

Trong khi đó, vài công ty khác dùng chatbot này cho hoạt động nội bộ. Anh Nam Phong, nhân viên một công ty truyền thông quy mô 30 nhân sự tại TP HCM cho hay được CEO khuyến khích dùng ChatGPT trong công việc từ đầu năm nay.

"AI này giúp chúng tôi viết thư tiếng Anh cho khách hàng chỉn chu hoặc tra soát lỗi chính tả, ngữ pháp trong văn bản, điều chỉnh 'tone' (giọng điệu) theo nhu cầu. Nó gợi ý chủ đề cho các bài viết chưa sáng tạo nhưng cũng cung cấp ý tưởng để phát triển lên", Phong nói. Anh cho biết đã tiết kiệm được 20-30% thời gian xử lý công việc so với trước. Riêng viết email có thể nhanh hơn 30-40%.

Công ty Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt - đơn vị sở hữu hạ tầng thanh toán Payoo - mới đây ban hành nội bộ "Sổ tay sử dụng ChatGPT" với 50 điều cần biết về công cụ. Trong đó, nhân viên được hướng dẫn từ kiến thức cơ bản, cách sử dụng hiệu quả, các lưu ý và hạn chế.

Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc công ty này cho nhân viên được cấp tài khoản ChatGPT-4, dùng cho hỗ trợ soạn email, dịch văn bản, gợi ý tưởng cho các dự án nội bộ, gợi ý sắp xếp hồ sơ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn là chủ đề công nghệ thu hút suốt thập kỷ qua. AI cũng đã dùng trong y tế, nhận dạng hình ảnh, eKYC (định danh điện tử), thanh toán mua sắm, dự đoán tiềm năng khách hàng tại Việt Nam những năm qua.

Nhưng sự xuất hiện của ChatGPT từ tháng 11/2022 đã thật sự gây chú ý cho doanh nghiệp. "Chưa bao giờ thế giới thay đổi và tái định nghĩa lại cách chúng ta học tập, làm việc và sinh hoạt nhanh chóng như vậy", bà Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn của HSBC Việt Nam, bình luận.

Trong đánh giá mới đây, "AI (trí tuệ nhân tạo) /ML (máy học)/ Mobile AI/ ChatGPT" là nhóm đứng đầu danh sách những từ khóa "hot" cho toàn cảnh công nghệ Việt Nam năm 2023, theo diễn đàn Vietnam Mobile Day.

Điểm khác biệt ở chỗ nếu trước đây, các mô hình máy học dự đoán là trung tâm của các cuộc thảo luận, giờ các mô hình AI tự tạo nội dung mới (generative AI) như ChatGPT lên ngôi. Tuy vậy, dù là mô hình AI nào, thị trường ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói chung đang tăng tốc.

Tại Australia, cứ bốn bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thì có một bác sĩ dùng các giải pháp hỗ trợ ra quyết định từ trí tuệ nhân tạo của Annalise.ai - công ty công nghệ sáng lập bởi hai anh em người Việt Dimitry Tran và Aengus Tran.

Gần đây, giải pháp của họ đã được đón nhận ở Việt Nam, qua hợp tác với Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. "Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi biết rằng một ngày nào đó sẽ có cơ hội mang thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương ", Dimitry Tran, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc nói.

Kiki - một sản phẩm trợ lý giọng nói "Made in Viet Nam" - đã vượt qua mốc 300.000 lượt cài đặt trên xe hơi, theo COO Nguyễn Trọng Văn. Nhà sản xuất linh kiện ôtô Hàn Quốc Motrex mới đây cho hay sẽ tích hợp AI này trên thiết bị.

Tổng giám đốc Motrex Kim Junseon nói các nền tảng trợ lý thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai cho ngành ôtô tại Việt Nam. Doanh nghiệp dự kiến hoàn thành quá trình tích hợp vào quý II/2023.

Nền tảng dữ liệu trực tuyến Stastista (Đức) cho hay tính đến tháng 3, các dự án AI được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam là OKXE – nền tảng thương mại điện tử, Edmicro Education – nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến và VNPay – nền tảng thanh toán kỹ thuật số.

Trong khi đó, ở lĩnh vực khởi nghiệp, giá trị của các khoản đầu tư vào các dự án startup AI của Việt Nam đạt đỉnh năm 2021, với khoảng 23 triệu USD trải rộng trên 9 giao dịch đầu tư khác nhau. Stastista dự đoán xu hướng đầu tư sẽ mở rộng trên nhiều nền tảng công nghiệp đa dạng hơn.

Theo Tiến sĩ Sơn Phạm, Giám đốc điều hành BioTuring, trước cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến với câu hỏi việc nào để con người và máy làm tốt hơn. "Mặc dù còn rất nhiều bài toán chưa được giải quyết, với sự hỗ trợ của AI, có những bài toán tưởng không thể làm được bởi con người, đã được giải quyết nhờ AI", ông Sơn nói.

Một nghiên cứu của hãng tư vấn EBDI (Mỹ) cho rằng GDP của 5 nước Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines) có thể tăng thêm 1.000 tỷ USD nếu AI được đầu tư đầy đủ và triển khai tốt.

Tuy nhiên, khi ứng dụng ChatGPT nói riêng và AI nói chung, doanh nghiệp vẫn cần tỉnh táo và lưu ý. Đánh giá tại phiên thảo luận về AI thuộc Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam năm 2023 (VAW 2023) mới đây, ông Jason Chan, chuyên gia hãng luật Allen & Gledhill (Singapore), ChatGPT là công cụ góp phần bình đẳng hóa khi chênh lệch về tài nguyên công cụ công nghệ giữa các công ty trước đây khá lớn.

Giáo sư Umut Turksen, Đại học Coventry (Anh), khuyến nghị khi ứng dụng bất kỳ AI nào cũng cần dữ liệu đưa vào sạch, gọn gàng và đáng tin cậy. Ông lưu ý 5 nguyên tắc bao gồm: minh bạch (hiểu được AI đưa ra quyết định bằng phương thức nào và vai trò của nó là gì); tuân thủ quy định pháp luật; đảm bảo quyền riêng tư; khả năng chống chịu các cuộc tấn công - thao túng mạnh; và mục đích sử dụng không ác ý.

"Chúng ta có xu hướng muốn xử lý mọi thứ nhanh hơn, hiệu quả chi phí hơn. Nhưng thử nghĩ chúng ta có thể lái xe nhanh hơn nhưng không làm vì có lý do. Tương tự, AI cũng là công cụ bổ trợ chứ không thay thế và còn phải xét đến bối cảnh văn hóa, xã hội. Hãy cẩn thận với những gì chúng ta muốn", ông nói.


Tin liên quan

Tin mới