Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là ai? Tiểu sử Vua thép Trần Đình Long

“Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được” là phát ngôn đầy mạnh mẽ của tỷ phú thế giới Trần Đình Long. Từ một người đàn ông xuất thân vùng quê nghèo khó, không biết gì về thép nhưng cuối cùng ông đã gây dựng nên một tập đoàn hùng mạnh mang tên Hòa Phát. Mặc dù là người khá kín tiếng nhưng ông vẫn thu hút người khác bởi bản lĩnh và sự thân thiện của mình.

1. Trần Đình Long là ai?

Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Hiện ông đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và được coi là người giàu nhất ngành thép Việt Nam.

Trần Đình Long
Ông vua ngành thép Việt Nam

Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với ngành thép và công ty Hòa Phát. Tuy sinh ra trong một vùng quê nghèo tỉnh Hải Dương nhưng bằng sự thông minh, nỗ lực và khát vọng làm giàu đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.

Năm 2021, ông được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú USD giàu thứ 4 Việt Nam và xếp hạng 1.444 thế giới với tổng khối tài sản là 2,2 tỷ USD. 

2. Tiểu sử Vua thép Trần Đình Long

Trần Đình Long sinh ngày 22/2/2961 tại Hải Dương, là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Hiện nay, đã an cư tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Năm 1986, khi chàng thiếu niên Trần Đình Long vừa tròn 25 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân cùng tấm bằng Cử nhân Kinh tế, với trí thông minh và khát khao làm giàu, ông bôn ba khắp trong ngoài nước. Sau 6 năm tìm hiểu thị trường, năm 1992 ông Trần Đình Long cùng người bạn của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Công ty này chủ yếu là buôn bán các đồ cũ từ Nga về, đây cũng chính là nơi đánh dấu bước khởi đầu trong sự nghiệp kinh doanh của ông Vua ngành thép.

Từ một cậu bé nghèo, ông Trần Đình Long đã vươn lên thành tỷ phú Đô la Việt Nam
Từ một cậu bé nghèo, ông Trần Đình Long đã vươn lên thành tỷ phú Đô la Việt Nam

Ông được coi là một doanh nhân thành công và giàu có nhất về ngành thép trong nước. Ông cũng là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ đứng sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. 

Ngoài ông Trần Đình Long, các thành viên khác trong gia đình cũng nắm giữa các chức vụ bên trong tập đoàn Hòa Phát. Mẹ ruột ông là bà Đỗ Thị Giới hiện đang giữ khoảng 900 nghìn cổ phiếu HPG, quy đổi ước tính khoảng 36,2 tỷ đồng.

Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền nắm giữ hơn 110 triệu cổ phiếu, quy đổi hơn 4.000 tỷ đồng. Nhờ khối tài sản này mà năm 2013, bà cùng chồng góp mặt vào top những người sở hữu khối tài sản khủng trên sàn chứng khoán.

Tỷ phú Trần Đình Long có hai người con là Trần Vũ Minh và Trần Huyền Linh. Tuy không xuất hiện nhiều trước báo giới, thế nhưng cả 2 luôn nhận được sự quan tâm của công chúng. Nhiều người dự đoán rằng cậu cả của tập đoàn Hòa Phát sẽ nối tiếp bố để tạo dựng những thành tựu nổi bật hơn nữa trong tương lai.

Xuất thân nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, Trần Đình Long tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường. Người ta thường chỉ được gặp ông mỗi năm một lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

3. Con đường xây dựng sự nghiệp của vị chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long

3.1. Từ dân buôn đồ cũ đến xây dựng Tập đoàn Hòa Phát

Có thể nói, sự nghiệp của Vua thép Trần Đình Long gắn liền với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát với tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng. Để có được sự nghiệp thành công như hiện tại, ông Long đã cùng những cộng sự của mình trải qua nhiều bôn ba, khó khăn và vất vả.

Sau 6 năm tìm hiểu thị trường, ông và người bạn của mình là Trần Tuấn Dương quyết định thành lập công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng năm 1992. Lĩnh vực kinh doanh chính là đồ cũ được nhập khẩu từ Nga - đây chính là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông.

Ảnh ông Trần Đình Long thời còn trẻ
Ảnh ông Trần Đình Long thời còn trẻ

Tuy mô hình đơn giản nhưng việc kinh doanh không mấy suôn sẻ khi nguồn vốn, việc đăng ký kinh doanh, chứng minh tài chính gặp khó khăn. Cũng chính vì vậy mà năm 1993, ông quyết định xuất ngoại để tìm hiểu về thị trường và nhập hàng bài bản.

Năm 1994, nhận thấy được tiềm năng từ thị trường nội thất nhập ngoại, ông quyết định gia nhập thị trường. Ông thành lập công ty nội thất, chuyên nhập hàng từ các nhà cung cấp uy tín đến từ Malaysia, Đài Loan, Singapore…

Năm 1996, khi công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng của ông mua thép về làm giàn giáo, ông Long nhạy bén thấy được tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh mới này. Ông nhận thấy rằng, việc nhập thép từ Đài Loan là tốn kém, chi phí quá đắt đỏ, số lượng hạn chế. Điều này đã thôi thúc ông đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép theo công nghệ Đài Loan. Từ đó, công ty thép Hòa Phát ra đời và trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam năm 2007.

3.2. Màn “bứt phá” ngoạn mục đưa Hòa Phát trở thành “đế chế” thép số 1 Việt Nam

Năm 2007, khu liên hiệp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Đúng như mục tiêu đã định ra, Hòa Phát ngày càng khẳng định được sự lớn mạnh của mình dưới “bàn tay” lãnh đạo của Trần Đình Long.

Màn bứt phá ngoạn mục của ông vua ngành thép Trần Đình Long
Màn bứt phá ngoạn mục của ông vua ngành thép Trần Đình Long

Kết thúc quý II năm 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ gần hoàn thành mức kế hoạch đặt ra về lợi nhuận. Để đạt được mức tăng trưởng lớn đến vậy, đều nhờ sản lượng bán hàng tăng, chính sách nhập nguyên liệu theo năm…

Thời điểm tập đoàn Hòa Phát có sự tăng trưởng đột biến ấy, ông Trần Đình Long nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hòa Phát. Điều này cho thấy được rằng khả năng quản lý, lãnh đạo, xây dựng chiến lược kinh doanh của ông Long rất hiệu quả. Sự tăng trưởng này đều đến từ việc ông Long nhạy bén với thị trường, biết đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng.

Đến năm 2017, Việt Nam bước lên ngôi “vương” về tiêu thụ thép tại khu vực các nước Đông Nam Á. Với vai trò là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép, ông Long chia sẻ: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hóa mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.

Đến năm 2018, sau hơn 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp 10 lần. Doanh thu ban đầu năm 2007 HPG đạt 5.734 tỷ đồng, đến năm 2017 con số đó đã nâng lên mức 47.000 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, đến cuối năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt con số kỷ lục. Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên đến 300.000 tấn, cung cấp 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.

Hồi đầu năm 2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 150.800 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ 2020; lợi nhuận sau thuế lần đầu cán mốc 34.520 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 156% với năm trước. Với kết quả đó, Hòa Phát đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 12.400 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 2020 và cao gần gấp đôi năm 2018.

Đại hội cổ đông thường niên tập đoàn Hòa Phát
Đại hội cổ đông thường niên tập đoàn Hòa Phát

Tạp chí nổi tiếng nhất nước Mỹ đã từng có những chia sẻ về tập đoàn Hòa Phát: “Mỗi ngày Hòa Phát thu về 153 tỷ đồng doanh thu, tạo ra 23,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”.

4. Tập đoàn Hòa Phát lớn mạnh cỡ nào?

Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát

Hiện nay, tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên với 25.424 cán bộ công nhân viên, hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 01 văn phòng tại Singapore. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của Hòa Phát bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống thép và tôn mạ màu các loại. Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32.5% và 31.7%.

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép; Top 5 về tôn mạ. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất, Top 30 doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam, Top 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán, Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

5. Tài sản của Trần Đình Long hiện tại là bao nhiêu?

Trong số 2 đại gia Việt chơi sang khi vung “hàng trăm tỷ” sắm máy bay riêng, ông Trần Đình Long cũng góp mặt cùng bầu Đức – chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2010 ông mua chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỷ đồng). Sau đó đến năm 2011 ông tiếp tục mua thêm một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668 (hiện đang cho tập đoàn Hòa Phát thuê).

Tính đến tháng 11/2020, ông Long có 864 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 19,32% vốn điều lệ tập đoàn Hòa Phát trị giá 44,409 tỷ đồng. Công thêm số cổ phiếu của các thành viên trong gia đình ông đang giữ tất cả là 35% cổ phần Hòa Phát.

Năm 2021, theo Forbes ước tính, ông Long đang sở hữu 2,2 tỷ USD và xếp hàng 1.444 trên thế giới.


Tin liên quan

Tin mới