Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch tập đoàn Cà phê Trung Nguyên là ai?

Cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của việc xây dựng thương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Để có được sự thành công ngày hôm nay của Trung Nguyên không thể không nhắc đến cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ với tầm nhìn, khát vọng, ý chí vươn lên và triết lý kinh doanh đã khắc tên cà phê Việt Nam in đậm rõ nét trên tấm bản đồ ngành công nghiệp cà phê thế giới.

1. Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?

Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân nổi tiếng Việt Nam. Ông là nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.

Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản cá nhân của ông có thể lên tới 100 triệu USD . Khi được Forbes vinh danh “ Vua cafe Việt “ ông cùng với chủ tịch Vinamilk Kiều Liên , là một trong số những doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi.

Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ - Vua Cà phê Việt Nam

Khởi nghiệp bằng con đường cà phê, ông Vũ không chỉ làm sáng thương hiệu kinh doanh của mình. Ông còn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh, là người khai sáng triết lý cà phê Trung Nguyên hình thành đạo cà phê với Học thuyết cà phê, “cà phê triết đạo nhân sinh” thể hiện sự đóng góp của cà phê đối với nhân loại. Ông cũng là người đưa nước Việt trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.

Tuy nhiên, khi Trung Nguyên đang ở đỉnh cao thì ông lại gặp phải cuộc “nội chiến” sóng gió với chính người vợ của mình. Việc tranh chấp khối tài sản khổng lồ giữa ông và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng những phát ngôn trong quá trình phân xử đã khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.

2. Tiểu sử chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Từ nhỏ, chứng kiến cảnh mình mẹ phải lo lắng mọi việc trong nhà; gia đình sống trong cảnh nghèo khó; ông Nguyễn Vũ phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho cuộc sống gia đình; ông đi làm thuê từ rất sớm; bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch.

Đặng Lê Nguyên Vũ

Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.

Ông Vũ chính thức bỏ học và vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu với số tiền trong túi là 100.000 đồng. Tuy nhiên người chú ở TP.HCM đã bắt ông quay lại Đắk Lắk với câu nói: Học cho xong đi đã. Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó; tuy nhiên, vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.

3. Thiền định – con đường tâm linh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Vào cuối năm 2013, “ông vua cà phê” Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhịn ăn, ngồi thiền 49 ngày cùng một nhóm người tại núi M’drăk, Đăk Lăk.

Chia sẻ với báo chí, khi ấy ông cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn trong 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn.

Đặng Lê Nguyên Vũ
Con đường thiền định của Đặng Lê Nguyên Vũ

Trong khoảng thời gian ấy, món nước mè đen là thực phẩm duy nhất để tiếp tế cho cuộc thiền hành.

Ông Vũ cho biết 5 năm qua, ông đã lĩnh hội hết đời sống nội tại, và có khả năng kiến tạo sự hoàn hảo cho chính mình và cho từng gia đình của nhân viên mình, thậm chí cho cả quốc gia và thế giới này bằng mọi giải pháp, mọi thứ.

Ông cũng khẳng định mình đã có lời giải cho tất cả mọi câu hỏi trên thế giới này, đồng thời sẽ đưa Trung Nguyên trở thành tập đoàn thống lĩnh toàn cầu, khác biệt và duy nhất toàn cầu.

4. Lịch sử hình thành tập đoàn Cà phê Trung Nguyên

Theo thông tin chính xác về nguồn gốc của thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên”, sự thật không hề có câu chuyện “cùng nhau khởi nghiệp trong gian khó” của Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo. Trung Nguyên được sáng lập bởi ông Đặng Mơ (tức cha ruột của Đặng Lê Nguyên Vũ) từ năm 1986.

Đặng Lê Nguyên Vũ

Đến năm 1996, ông Vũ chính thức trực tiếp quản lý công ty của cha. Hai năm sau đó, ông kết hôn với bà Thảo. Bấy giờ công ty chỉ mới là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 cùng với chiếc máy rang cà phê thủ công.

Quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột của ông chuyên giao cà phê rang xay cho các quán khác.

Hai năm sau (năm 1998), công ty Trung Nguyên chính thức “đáp sân” Sài Gòn lần đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận). Với mục tiêu mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu. Kể từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc.

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên : Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG ) với các ngành nghề chính thức bào gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam , hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như : Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc.

Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133 cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.

5. Những dấu ấn của cà phê Trung Nguyên trong nước và quốc tế

Từ Cafe hòa tan G7

Năm 2003 là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu “trỗi dậy” của trung Nguyên với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7. Mặc dù chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn nhưng Trung Nguyên đã dần dần khẳng định chỗ đứng trong thị trường cà phê Việt Nam.

Đặng Lê Nguyên Vũ

Theo số liệu của Euromonitor công bố đầu năm 2015 thì cà phê hòa tan Trung Nguyên đang đứng thứ 3 (chiếm 5%) thị phần Việt Nam, sau Nescafe (38,3%) và Vinacafe (37,5%).

Kế đến, công ty cafe Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương năm 2005. Nhà máy này do vợ ông là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng mâu thuẫn tranh chấp vợ chồng, ông Vũ đã quyết định sang tên lại cho mình vào ngày 21/4/2016.

Tiếp đó năm 2006, ông Vũ quyết định thành lập hệ thống cửa hàng phân phối G7 Mart một mô hình siêu thị kiểu mới, với mức đầu tư 475 tỷ VNĐ cho mục tiêu 10.000 điểm bán lẻ. Nhưng chỉ sau 5 năm, mô hình này thất bại. Sau thất bại, năm 2011, G7 Mart chuyển hướng sang cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản nhưng cũng phải từ bỏ sau 4 năm.

Thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ vươn ra thế giới

Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean.

Đặng Lê Nguyên Vũ

Ngày 27/4/2011 là ngày cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo Financial Times (Thời báo Tài chính) danh tiếng như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh nghiệp thành công nhất. Trong đó có đoạn viết: “Ông Vũ khơi dậy khát vọng của người dân Việt Nam. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận thương hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm xã hội quan trọng”.

Tiếp theo vào tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller là “Vua Cà phê Việt”

Tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).

Năm 2013: Cà phê Trung Nguyên hành trình lập chí vĩ đại. Cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên kỷ niệm 10 năm ra đời, 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất. Hành trình lập chí vĩ đại lan tỏa rộng khắp với cuộc thi Sáng tạo tương lai và ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt lần 2 thu hút 100.000 người tham gia.

Năm 2015: Cà phê của giàu có và hạnh phúc. Ra mắt mô hình Trung Nguyên Legend – Café của Giàu có và Hạnh phúc, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á. Trao tặng 1,2 triệu cuốn sách đổi đời trong hành trình Lập chí vĩ đại – Khởi nghiệp kiến quốc.

Năm 2016: Tập đoàn Legend toàn cầu. Công bố tổ chức hợp nhất Trung Nguyên Legend và danh xưng, Tầm nhìn sứ mạng mới. Ra mắt mô hình Trung Nguyên Family – Café năng lượng – Café đổi đời.

Năm 2017: Tiếp tục khẳng định và nâng tầm vị thế Thương Hiệu Việt ra quốc tế. Truyền cảm hứng khởi nghiệp thông qua “Hành trình Lập chí Vĩ đại – Khởi nghiệp Kiến quốc”.

7. Nội chiến gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20 năm trước, có 4 con chung. Cả hai cùng xây dựng và phát triển Trung Nguyên từ những năm cuối thập niên 1990.

Trước đây, ông Vũ, bà Thảo từng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cặp vợ chồng từng đầu ấp tay gối ấy, đã cùng nhau vượt qua hơn 1 thập kỷ khó khăn cả trong kinh doanh lẫn đời thường

Tuy nhiên, sau thời gian dài xảy ra nhiều mâu thuẫn, năm 2015 bà Thảo đơn phương ly hôn, đề nghị được nuôi các con.

Năm 2019, ông và bà sau khi ly dị đã đôi co với nhau về việc chia tài sản. Chiều 27/3, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Đặng Lê Nguyên Vũ

HĐXX tuyên chấp thuận cho vợ chồng họ ly hôn, giao các con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm tính từ năm 2013 cho đến sau khi học xong đại học.

Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%.

Tuy nhiên, tòa chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. HĐXX cho rằng "cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".

8. Tài sản của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Trong phiên tòa tranh chấp tài sản của ông và vợ, tòa án ông bố tổng tài sản được phân chia có giá trị hơn 7.900 tỷ đồng được quy đổi từ cổ phần ra tiền. Sau khi phân chia, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hưởng 3.245 tỷ đồng khoảng 40% và ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia 4.687 tỷ đồng vào khoảng 60%. Hiện nay, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hiện là chủ nhân của Trung Nguyên International – chủ thương hiệu King Coffee với doanh thu lên đến gần 1.500 tỷ/năm.

 

 


Tin liên quan

Tin mới