Chứng quyền có đảm bảo là gì? Tìm hiểu các loại chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo là gì? Có những loại chứng quyền có đảm bảo nào cùng các vấn đề xoay quanh chứng quyền có đảm bảo trên thị trường chứng khoán mà bạn cần biết

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Các loại chứng quyền có đảm bảo

Hiện nay theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019, có 2 loại chứng chứng quyền có đảm bảo

- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện (chỉ số thực hiện) tại thời điểm thực hiện.

- Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện (chỉ số thực hiện) tại thời điểm thực hiện.

Hồ sơ chào bán chứng quyền 

- Giấy đăng ký chào bán chứng quyền theo mẫu quy định;

- Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu thông qua Điều lệ công ty, trong đó có điều khoản về quyền của người sở hữu chứng quyền, đáp ứng quy định; thông qua chủ trương chào bán chứng quyền và tổng giá trị chứng quyền được phép chào bán hoặc tỷ lệ giá trị chứng quyền được phép chào bán so với giá trị vốn khả dụng của công ty; thông qua phương án bảo đảm thanh toán và các nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu chứng quyền trong trường hợp tổ chức phát hành bị mất khả năng thanh toán, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;

- Quyết định Hội đồng quản trị hoặc Quyết định Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty thông qua quyết định chào bán chứng quyền. Quyết định này phải bao gồm các thông tin chi tiết về đợt chào bán (loại chứng quyền, kiểu chứng quyền, chứng khoán cơ sở, giá trị của đợt chào bán, giá chào bán, số lượng chứng quyền chào báo, giá thực hiện (chỉ số thực hiện), thời hạn của chứng quyền, ngày niêm yết dự kiến và các thông tin khác có liên quan);

- Các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro, phương án bảo đảm thanh toán cho người sở hữu chứng quyền và phương án phòng ngừa rủi ro với nội dung theo mẫu do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành; mô tả hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành chứng quyền;

- Bản cáo bạch theo quy định

- Hợp đồng nguyên tắc về việc tiếp nhận tài sản bảo đảm thanh toán ký với ngân hàng lưu ký hoặc văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký.

Niêm yết chứng quyền có đảm bảo 

Chứng quyền có đảm bảo do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Thực hiện chứng quyền có đảm bảo

Thực hiện chứng quyền theo một trong các phương thức dưới đây:

- Chuyển giao chứng khoán cơ sở;

- Thanh toán tiền.

Số tiền thanh toán được tính toán dựa trên giá thanh toán (chỉ số thanh toán) của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện (chỉ số thực hiện). Sở Giao dịch chứng khoán xác định mức giá thanh toán (chỉ số thanh toán) làm căn cứ tính số tiền thanh toán và công bố mức giá này hàng ngày đối với các chứng quyền đang lưu hành.

Phương thức thanh toán chứng quyền có đảm bảo

Phương thức thanh toán phải được công bố tại Bản cáo bạch và Bản thông báo phát hành. Nếu thanh toán bằng tiền được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Chứng quyền phát hành dựa trên chứng khoán cơ sở là chỉ số chứng khoán;

- Thực hiện chứng quyền theo hình thức chuyển giao chứng khoán cơ sở cho nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với chứng khoán cơ sở.

- Thực hiện chứng quyền theo hình thức chuyển giao chứng khoán cơ sở cho tổ chức kinh doanh chứng khoán dẫn tới vượt hạn mức sở hữu chứng khoán cơ sở của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Thực hiện chứng quyền theo hình thức chuyển giao chứng khoán cơ sở dẫn tới nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng quy định pháp luật chứng khoán về giao dịch chào mua công khai.

- Theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chứng quyền cho nhà đầu tư dưới hình thức thanh toán bằng tiền do việc thực hiện theo phương thức chuyển giao chứng khoán cơ sở dẫn tới nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng quy định pháp luật chứng khoán về báo cáo sở hữu và công bố thông tin đối với cổ đông lớn, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ;

- Trường hợp nhà đầu tư không đặt lệnh thực hiện chứng quyền, chứng quyền có lãi (in-the-money) được tự động thực hiện theo phương thức thanh toán bằng tiền vào ngày đáo hạn;

- Trường hợp thực hiện chứng quyền theo phương thức chuyển giao chứng khoán cơ sở làm phát sinh phần cổ phiếu nhỏ hơn 1 đơn vị cổ phiếu thì phần cổ phiếu lẻ được thanh toán bằng tiền.

Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi đã giúp các bạn có được thông tin về chứng quyền có đảm bảo nhé. 


Tin liên quan

Tin mới