Mất khả năng thanh toán là gì? Cách xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Mất khả năng thanh toán là gì? Với những người không tìm hiểu, làm việc trong lĩnh vực tài chính chắc hẳn khi nghe tới cụm từ mất khả năng thanh toán sẽ không biết nó nói về điều gì. Thấu hiểu được điều đó nên trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp sự băn khoăn đó cho bạn đọc. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.

Mất khả năng thanh toán là gì?

Mất khả năng thanh toán dùng để nói về một đơn vị, tổ chức hay cá nhân không còn khả năng đáp ứng các nghĩa vụ liên quan tới tài chính đối với bên cho vay khi các khoản nợ đến hạn trả.

Mất khả năng thanh toán là gì?

Còn mất khả năng thanh toán nợ có nghĩa là doanh nghiệp lâm vào tình trạng không đủ năng lực tài chính để trả nợ đúng hạn cho những khoản nợ mà mình đã vay theo yêu cầu của bên nợ.

Nguyên nhân khiến mất khả năng thanh toán

Một công ty, doanh nghiệp, cá nhân mất khả năng thanh toán xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Việc nguồn nhân lực quan trọng như: Kế toán, người quản lý nhân lực kém hiệu quả có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Thêm một nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân rơi vào tình trạng này đó là chi phí nhà cung cấp tăng khiến đơn vị, cá nhân không đủ khả năng chi trả. Khi chi phí nhập hàng hóa tăng lên kéo theo sản phẩm sau khi xuất cũng phải tăng giá.
  • Cung lớn hơn cầu, sức mua của sản phẩm bị giảm dẫn tới công ty, doanh nghiệp bị thua lỗ khiến khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ không còn.

Ngoài những nguyên nhân nói trên thì còn có những yếu tố khác như: Công ty, cá nhân xảy ra tranh chấp, kiện tụng, mặt hàng công ty cung cấp không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,…

Mất khả năng thanh toán có đặc điểm gì?

Khi một đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân mất khả năng thanh toán sẽ dẫn tới một số trường hợp như: Thực hiện thủ tục phá sản, với chủ thể không còn khả năng thanh toán sẽ có các hành động pháp lý được thực thi như thanh lý tài sản để trả các khoản nợ.

Thông thường những người làm chủ doanh nghiệp sẽ bàn bạc lại với bên chủ nợ và chia các khoản nợ thành nhiều phần nhỏ. Sau đó sẽ trả dần dần trong thời gian dài hơn so với ban đầu.

Mất khả năng thanh toán không đồng nghĩa với việc công ty, doanh nghiệp đó bị phá sản. Nếu đơn vị có đủ năng lực vẫn có thể thực hiện tái cấu trúc nợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm được điều này thì người làm chủ cần thiết kế kế hoạch bài bản để giảm thiểu tối đa mọi chi phí và giúp công ty hoạt động ổn định.

Cách xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Doanh nghiệp được xác định mất khả năng thanh toán tức là đơn vị đó không đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời gian 3 tháng tính từ ngày đến hạn thanh toán.

Một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có đủ các yếu tố sau:

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán toán tức là đơn vị đó không đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời gian 3 tháng.

  • Các bên thừa nhận có khoản nợ cụ thể. Tất cả đều phải xác định thông qua quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt các bên không xảy ra vấn đề tranh chấp liên quan tới các khoản nợ.
  • Khoản nợ đến hạn doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện trả nợ.
  • Các bên thừa nhận thời hạn thanh toán. Và chúng phải được xác định qua bản án hay quyết định đã có hiệu lực trước pháp luật hoặc quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Có 2 trường hợp xảy ra nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày đến hạn trả nợ đó là:

+ Doanh nghiệp không có tài sản để thực hiện thanh toán các khoản nợ.

+ Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thực hiện thanh toán các khoản nợ.

Mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản

Một đơn vị doanh nghiệp hay cá nhân mất khả năng thanh toán không được xem là phá sản. Tuy nhiên để quyết định đơn vị, cá nhân đó có phá sản hay không thì phải được tòa án xác nhận. Tòa án xác nhận đơn vị, cá nhân mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ. Và những đơn vị, cá nhân phá sản cần phải bán tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Thông thường cá nhân, tổ chức mất khả năng thanh toán trong thời gian đủ lâu theo quy định rất dễ dẫn đến phá sản. Và chủ doanh nghiệp, cá nhân và những người có liên quan hoàn toàn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.

Tòa án sẽ thực hiện thủ tục giải quyết phá sản theo trình tự đó là:

Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn yêu cầu phá sản và mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Doanh nghiệp, cá nhân tuyên bố phá sản.

Bước 4: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Bài viết về mất khả năng thanh toán tới đây là kết thúc. Hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu về khái niệm này là gì, cách xác định một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mất khả năng thanh toán ra sao. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này. Tiếp tục đồng hành với chúng tôi trong những bài viết sau.


Tin mới