Ngân hàng trung ương là gì? Những chức năng quan trọng của ngân hàng trung ương

Hệ thống tất cả ngân hàng của nước ta hiện nay được điều chỉnh bởi ngân hàng trung ương. Vậy ngân hàng trung ương là gì? Chức năng của nó như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến ngân hàng trung ưng.

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương là gì?

Trước tiên bạn phải hiểu ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương hay còn gọi là ngân hàng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ. Ngân hàng trung ương có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Ngân hàng trung ương có trụ sở đặt tại thủ đô Hà Nội.

Chức năng của ngân hàng trung ương

Ngân hàng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 3 chức năng cơ bản sau:

Chức năng phát hành tiền tệ

Đây là chức năng quan trọng hàng đầu mà không một ngân hàng nào được phép thực hiện. Ngân hàng trung ương phát hành tiền tệ theo quy định của pháp luật và được Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo sự thống nhất trong lưu thông tiền tệ của đất nước.

Tiền được ngân hàng trung ương phát hành là VNĐ, đây là đồng tiền hợp pháp duy nhất được phép lưu thông, và có tính cưỡng chế trong việc lưu hành. Khi thực hiện phát hành thì ngân hàng trung ương phải tính toán kỹ lưỡng về số lượng tiền tệ phát hành, phương thức phát hành và thời điểm phát hành nhằm bình ổn giá tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.

Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng trong nước bởi vì ngân hàng trung ương không trực tiếp tham gia vào kinh doanh tiền tệ và tín dụng cá nhân mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian. Cụ thể như sau:

+ Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi từ các ngân hàng trung gian: Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian trên toàn quốc, dưới 2 dạng là tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc. Hai dạng tiền gửi này được hiểu như sau:

Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian phải duy trì thường xuyên tại tài ngân hàng trung ương. Khoản tiền gửi này được dùng để phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, giao dịch với ngân hàng trung ương và tiến hành chi trả cho các ngân hàng trung gian khác.

Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương bắt buộc các ngân hàng trung gian phải gửi. Khoản tiền gửi này để đảm bảo cho ngân hàng trung gian đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian

Đây cũng là một chức năng quan trọng của ngân hàng trung ương trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng việc tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn do ngân hàng trung gian nắm giữ. Nói cách khác đây là một hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian để mở rộng hoạt động tín dụng.

Ngân hàng trung ương có chức năng cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian.

Điều kiện để ngân hàng trung ương cấp tín dụng rất khắt khe bởi điều này sẽ dẫn đến việc phát hành một lượng tiền giấy mới. Ngân hàng trung ương đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” trong chuỗi vay tiền tệ của các ngân hàng trung gian. Nhờ việc cấp tín dụng mà ngân hàng trung ương còn giúp cho các ngân hàng trung gian tránh khỏi nguy cơ phá sản.

Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn là trung tâm thanh toán và bù trừ giúp tiết kiệm chi phí thanh toán và luân chuyển vốn cho các ngân hàng trung gian và ổn định nền kinh tế, xã hội.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ

Ngân hàng trung ương là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ; làm đại lý, tư vấn chính sách về tài chính tiền tệ cho Chính phủ. Cụ thể là:

+ Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ làm thủ quỹ cho kho bạc nhà nước như: thực hiện công tác quản lý tài khoản và công cụ tài chính khác như trái phiếu, tín phiếu của kho bạc nhà nước.

+ Quản lý dự trữ quốc gia với các loại tài sản chiến lược như vàng, ngoại tệ chứng từ có giá của nước ngoài và phải đảm bảo chắc chắn rằng việc quản lý dự trữ không bị xuống dưới mức tối thiểu theo quy định của pháp luật.

+ Ngân hàng trung ương thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng cho Chính phủ.

+ Ngân hàng trung ương vừa là đại lý vừa người đại diện đồng thời cũng là người tư vấn tài chính tiền tệ cho Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi cung cấp cho bạn về ngân hàng trung ương. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm ngân hàng trung ương là gì? Chức năng của ngân hàng trung ương như thế nào?


Tin mới