Nhãn hiệu là gì? Phân loại và ý nghĩa của nhãn hiệu

Trong nền kinh tế thị trường thuật ngữ nhãn hiệu thường xuyên được sử dụng. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa từ xưa tới nay. Vậy thực chất nhãn hiệu là gì? Nó đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nó nhé.

Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thế khác nhau. Để phân biệt các thương hiệu với nhau người ta cần có nhãn hiệu để nhận biết sản phẩm.

Nhãn hiệu là gì?

Ví dụ:

  • Các thương hiệu sản xuất ô tô: Honda, Hyundai, Ford,…
  • Các thương hiệu sản xuất điện thoại: Apple, Oppo, Samsung,…

Phân loại nhãn hiệu

Các nước trên thế giới đều dựa vào các yếu tố dưới đây để tiến hành phân loại nhãn hiệu:

Phân loại dựa trên yếu tố

  • Chữ cái, chữ số
  • Từ ngữ, khẩu hiệu, cụm từ
  • Màu sắc
  • Hình ảnh
  • Sự kết hợp của các yếu tố kể trên.

Phân loại theo mục đích sử dụng

  • Nhãn hiệu hàng hóa dùng cho sản phẩm hàng hóa
  • Nhãn hiệu dịch vụ dùng cho ngành dịch vụ.

Phân loại theo tính chất

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng.
  • Nhãn hiệu liên kết có cùng 1 chủ sở hữu thực hiện đăng ký và sử dụng trên các sản phẩm với nhiều phiên bản.
  • Nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như: xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã có danh tiếng được nhiều người biết tới.

Ví dụ:

  • Vở Hồng Hà
  • Bút Thiên Long.
  • VinGroup

Đối với doanh nghiệp nhãn hiệu có giá trị gì?

Doanh nghiệp phân chia tài sản thành 2 loại đó là:

  • Tài sản hữu hình như: Cơ sở vật chất, hàng tồn kho, bất động sản,…
  • Tài sản vô hình: Thương hiệu, nhãn hiệu,…

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ?

Một nhãn hiệu để được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện đó là:

  • Nhãn hiệu đó cần phải nhìn thấy cụ thể từ từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ,… hay các yếu tố kết hợp lại với nhau được thể hiện bằng màu sắc.
  • Thông qua nhãn hiệu có thể phân biệt với nhãn hiệu của những thương hiệu khác.

Dấu hiệu nhận biết một nhãn hiệu đã được đăng ký

Ý nghĩa của chữ TM/ Trademark

TM là viết tắt của từ trademark. Nó chính là dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Và dấu hiệu này cũng là sự nhắc nhở các doanh nghiệp, tổ chức không được phép sử dụng nhãn hiệu này.

Ý nghĩa của SM

SM là viết tắt của từ service mark. Ký hiệu sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhưng không phải là hàng hóa.

Ý nghĩa của chữ R

Chữ R chính là viết tắt của registered. Nếu nhãn hiệu có kèm theo chữ R tức là công ty, doanh nghiệp đó đã thực hiện đăng ký bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ. Các loại giấy từ cần có sự xác nhận từ Cục bản quyền mới được phép công nhận.

Ý nghĩa của chữ C

C là viết tắt của copyrighted. Nó được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tạp chí, quảng cáo, sách báo,… Một khi công ty, doanh nghiệp có chữ C xuất hiện trên nhãn hiệu tức là nghiêm cấm những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác không được phép sao chép hay xâm phạm sử dụng nhãn hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ.

Khi thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý điều gì?

Khi thiết kế nhãn hiệu cần chú ý một số điểm sau:

Khi thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý không được trùng hoặc gần giống với quốc kỳ, quốc huy của một nước.

  • Không thiết kế nhãn hiệu gần giống, trùng hoặc nhìn tương tự với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia.
  • Không thiết kế nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với cờ, biểu tượng, huy hiệu, tên đầy đủ, tên viết tắt, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,…
  • Không trùng hay gây nhầm lẫn với biệt hiệt, bút danh, tên thật, ảnh của lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc,…
  • Không trùng hay gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu chứng nhận, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế.
  • Không thiết kế nhãn hiệu có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng, đối tác có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu, sản phẩm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hơn.

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu không đăng ký bảo hộ có thể xảy ra rủi ro nếu không may nhãn hiệu của mình trùng với nhãn hiệu của những thương hiệu khác. Và nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân có thể bị những kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro các trường hợp liên quan tới pháp lý. Và việc làm này còn giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bảo vệ hoạt động kinh doanh và chủ động hơn trong sản xuất và kinh doanh.

Thông tin về nhãn hiệu đã kết thúc tại đây. Mong rằng với những gì chúng tôi cung cấp trong bài viết ở trên thì bạn đã hiểu nhãn hiệu là gì và nó có ý nghĩa như thế nào. Qua đó chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với một doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.


Tin mới