Những vấn đề pháp lý mà startup cần lưu ý là gì?

Startup là thuật ngữ quen thuộc trong thời đại 4.0, khi mà phong trào khởi nghiệp ngày càng nở rộ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Vậy thì những vấn đề pháp lý startup cần lưu ý là gì? Startup muốn thành công phải trải qua những vòng gọi vốn nào? Hãy cùng index.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Startup là gì? Đặc điểm của startup

Startup là thuật ngữ nói về  một công ty khởi nghiệp được khởi đầu bởi một vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội. Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới thành lập, doanh nghiệp startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn để phát triển. 

Từ khi bắt đầu, tất cả startup đều hướng đến mục tiêu không còn là một công ty startup nữa mà sẽ trở thành một doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong tương lai. Có một số công ty startup đạt được mục tiêu đó trong vòng 3-5 năm. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty vẫn là startup trong thời gian lâu hơn tùy vào tình hình kinh doanh và môi trường kinh tế.

Startup là thuật ngữ nói về các "tấm chiếu mới" được khởi đầu bởi một vài người sáng lập
Startup là thuật ngữ nói về các "tấm chiếu mới" được khởi đầu bởi một vài người sáng lập

Đặc điểm của startup là tính sáng tạo, công ty startup cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra. Ý tưởng startup cũng có thể là sự phát triển, đột phá hơn các doanh nghiệp hiện tại.

Một startup cũng phải có tham vọng phát triển mở rộng công ty đến mức lớn nhất có thể, không đặt ra giới hạn cho sự phát triển. 

Các startup thường có khối lượng công việc tương đối lớn so với các doanh nghiệp lâu năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Nguyên nhân là vì nguồn lực khá hạn chế, mỗi người  trong công ty startup phải đảm nhiệm nhiều công việc. Các founder là những người luôn hoạt động hết công suất từ lập kế hoạch đến quản lý, vận hành các nguồn lực doanh nghiệp.

Các nguồn tài trợ cho công ty startup

Vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho bạn nguồn vốn nhiều nhất.
Vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho bạn nguồn vốn nhiều nhất.

- Từ gia đình, bạn bè: Hầu hết startup khi mới bắt đầu đều kêu gọi nguồn vốn từ những người thân quen như gia đình, bạn thân. Tuy nhiên, khi kêu gọi bạn cần phải trình bày rõ kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch trả nợ và có biên bản hoặc chữ ký rõ ràng dù là người trong gia đình để tránh sự cố sau này.

- Vay vốn ngân hàng: Vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho bạn nguồn vốn nhiều nhất. Phần lớn các nhà băng đều có chính sách hỗ trợ cho các Công ty khởi nghiệp. Nếu muốn làm hồ sơ vay vốn startup thì bạn cần chuẩn bị: CCCD, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập trả nợ,... và một số giấy tờ được yêu cầu khác.

- Huy động vốn từ cộng đồng: Nếu ý tưởng startup của bạn mang lại lợi ích to lớn cho xã hội thì việc huy động vốn từ cộng đồng sẽ rất khả thi, giúp bạn có được nguồn vốn đáng kể để bắt đầu sản xuất, kinh doanh.

- Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: Có nhiều công ty và chủ sở hữu hay đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng táo bạo nhưng khá mạo hiểm với mong muốn thu lợi nhuận trong dài hạn. Thay vì đầu tư như một khoản nợ thì giới đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu. Để kêu gọi được nguồn vốn từ họ, bạn cần trình bày tiềm năng, cơ hội phát triển của dự án trong tương lai.

- Nhà đầu tư thiên thần: Là những nhà đầu tư (NĐT) đang thừa tiền, muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư, kể cả có rủi ro. Họ sẽ không yêu cầu quá nhiều về lợi nhuận nhận được, giúp bạn yên chí phát triển dự án.

Những vấn đề pháp lý startup cần lưu ý

Vấn đề vi phạm bản quyền, tranh chấp sở hữu trí tuệ xảy ra khá thường xuyên tại nước ta.
Vấn đề vi phạm bản quyền, tranh chấp sở hữu trí tuệ xảy ra khá thường xuyên tại nước ta.

- Chọn sai mô hình công ty: Khi đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty khởi nghiệp bạn cần lưu ý chọn đúng loại hình kinh doanh, nếu nó hoàn toàn mới thì làm theo các hướng dẫn và quy định của pháp luật.

- Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết: Các công ty startup cần chuẩn bị giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, các giấy tờ liên quan đến pháp luật cần thiết theo yêu cầu của pháp luật. Nếu công ty bạn thuộc một số ngành yêu cầu giấy phép chuyên ngành thì bạn sẽ phải chuẩn bị.

- Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: Vấn đề vi phạm bản quyền, tranh chấp sở hữu trí tuệ xảy ra khá thường xuyên tại nước ta. Vì thế, nếu công ty startup của bạn có nhiều người đồng sáng lập thì nên rõ ràng từ ban đầu để tránh các sự cố và tranh chấp không mong muốn.

- Điều khoản sử dụng website: Hiện nay các trang web là kênh không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, cần nắm rõ các điều khoản khi sử dụng website cho các mục đích khác nhau của công ty.

Các yếu tố quyết định một startup thành công

Người lãnh đạo phải có năng lượng dồi dào, không ngại khó để dẫn dắt và tạo nên một startup thành công.
Người lãnh đạo phải có năng lượng dồi dào, không ngại khó để dẫn dắt và tạo nên một startup thành công.

Lãnh đạo tài giỏi

Nếu startup có nhiều nhà sáng lập thì cần chọn ra một lãnh đạo tài giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực startup. Hãy thật sáng suốt, khôn ngoan khi chọn lãnh đạo và phải tin tưởng, tôn trọng ý kiến của họ. Ngoài ra, người lãnh đạo phải có năng lượng dồi dào, không ngại khó để dẫn dắt và tạo nên một startup thành công.

Một cảm nhận tốt về thời điểm

Thời điểm bắt đầu là vô cùng quan trọng, nó quyết định nhiều đến sự thành công của dự án. Quyết định này phải được được xác định bởi nhiều yếu tố như sự suy giảm hay tăng trưởng của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực nội tại của công ty và khả năng đón nhận của thị trường lúc này. Bạn cần suy xét kỹ kèm một chút may mắn để chọn thời điểm chính xác.

Tiền vốn đầu tư khởi nghiệp

Tiền là điều kiện cần và đủ để một công ty startup có thể bắt đầu. Nguồn vốn bạn kêu gọi được càng lớn thì khả năng mở rộng và phát triển cũng càng lớn. Vì vậy, hãy tạo cho mình sự uy tín, tin tưởng bằng cách chứng minh tiềm năng của dự án cho giới đầu tư.

Ngân sách minh bạch và hiệu quả

Vì nguồn vốn startup được đầu tư từ nhiều nguồn. Vậy nên, dù trong lĩnh vực nào thì cũng cần được lưu ý cẩn thận trong việc minh bạch tài chính, kê khai rõ ràng để thể hiện sự tôn trọng với các NĐT và tránh các sự cố về ngân sách về sau.

Sự kỷ luật và tự giác

Startup khác với khi bạn làm việc như một nhân viên, bạn sẽ phải tự giác trong mọi vấn đề. Chính bạn phải là người thúc ép mình phải tuân theo kỷ luật, các nguyên tắc bạn tự đặt ra trong công việc, trong việc phân bổ thời gian, KPI. Đây là điều tối quan trọng dành cho startup.

Linh hoạt, thích ứng

Startup không cần quá khuôn mẫu, họ cần sự linh động, linh hoạt và thích ứng trong mọi điều kiện. Trong tình hình kinh tế, xã hội biến động ngày nay, không ai có thể biết trước điều gì để lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Vì vậy, hãy luôn xoay chuyển một cách khôn ngoan để giúp công ty khởi nghiệp trụ vững trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Thị trường là điều bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng nhất dù tốn thời gian, công sức. Bạn phải phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng tiềm năng, khách hàng điển hình, kiểm tra hồ sơ các đối thủ trực tiếp, gián tiếp, mức độ cạnh tranh, xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.

Kỹ năng lập kế hoạch và lên chiến lược

Một dự án startup thành công nhất định có một chiến lược hoàn hảo. Đây là quá trình xác định mục tiêu, phương hướng cho công ty, quyết định phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết là bạn phải dự kiến khả năng hoạt động của công ty trong tương lai từ 3 đến 5 năm để đề ra kế hoạch chi tiết.

Kỹ năng ủy quyền - giao quyền

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Vì thế bạn cần biết ủy quyền, phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu suất của mọi người. Chìa khóa là biết cách làm sao để mọi người cùng làm việc cho bạn chứ không phải là bạn tất bật chạy theo tất cả hoạt động của dự án.

Kỹ năng xã hội sắc nét

Để xây dựng và phát triển startup, bạn cần nhiều mối quan hệ chất lượng với các đối tác, các doanh nhân, NĐT và rất nhiều mối quan hệ khác. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, biết nuôi dưỡng các mối quan hệ. Và chính những mối quan hệ đó sẽ tiếp thêm sức sống cho dự án startup của bạn.

Startup thành công phải trải qua những vòng gọi vốn nào?

Vòng tiền hạt giống (Pre-seed Funding)

Đây là giai đoạn huy động vốn đầu tiên của một dự án startup. Các quỹ và NĐT góp mặt ở giai đoạn này chủ yếu bắt đầu thử nghiệm thị trường và khám phá một lĩnh vực nào đó. Thông thường, đây là vòng gọi vốn từ gia đình, bạn bè hoặc NĐT thiên thần. Ở vòng này, các công ty có ít dữ liệu vững chắc cũng như chưa có nhiều tài chính. Mục tiêu cơ bản đa phần là bán ý tưởng và đầu tư vào cá nhân các nhà sáng lập.

Vòng hạt giống (Seed Funding)

Đây là vòng mà các công ty startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng. Đứng sau các vòng gọi vốn này thường là NĐT thiên thần, quỹ cố định hoặc các vườn ươm, chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Số tiền đầu tư ở vòng này dao động 10.000-100.000 $. Nguồn vốn sử dụng để nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường, tuyển dụng các vị trí chủ chốt và phát triển sản phẩm. Các NĐT ở vòng này thường chấp nhận rủi ro và thậm chí nhiều khoản đầu tư không thành công. Tuy nhiên, một nhóm đầu tư mạo hiểm được quản lý tốt hay bản danh mục các dự án từng đầu tư vẫn tạo ra nhiều lợi ích với các NĐT ở vòng này.

Vòng gọi vốn series A

Ở vòng này, các NĐT bắt đầu nhìn vào những dữ liệu để xem xét những gì dự án startup thực hiện với số vốn được đầu tư trước đó. Các NĐT có thể không quan tâm đến doanh thu, họ muốn biết những số liệu quan trọng nào đang được cải thiện và có thể xử lý về mặt tiềm năng để dự án có thể trở thành cỗ máy hái ra tiền có giá trị hay không. Vốn ở vòng series A thường được sử dụng để tối ưu hóa những gì đã thực hiện nhằm phát triển mô hình trở thành cái gì đó có thể nhanh chóng mở rộng sau này.

Các NĐT trước đó cũng có thể tiếp tục tham gia dù lúc này dự án sẽ bắt đầu yêu cầu sự hợp tác của các NĐT – những người có thể đưa liên doanh lên một tầm cao mới. Vòng series A thường là sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm và NĐT thiên thần. Nếu đã có mặt trước đó, NĐT sẽ xem xét nguồn vốn họ bỏ ra đã được dùng ra sao và liệu lần đầu tư này có tốt cho nguồn quỹ của họ. Một số NĐT khác cũng tham gia vòng này là các công ty gia đình, công ty tư nhân, quỹ phòng hộ hay các liên doanh.

Vòng series B

Ở này, công ty startup tìm kiếm sự tham gia của các quỹ mạo hiểm. Số tiền trong giai đoạn này dùng để xây dựng doanh nghiệp dựa trên những thành công hiện có, với việc mở rộng đội ngũ, không gian địa lý để khám phá các thị trường mới và nhìn chung là mở rộng quy mô. Số vốn huy động được ở vòng này có thể lên đến hàng chục triệu $. Các NĐT thường lựa chọn kỹ lưỡng để tạo bước nhảy vọt cho dự án. Các quyết định mua lại có thể bắt đầu được đặt trong tầm ngắm của các NĐT.

Vòng series C trở lên

Nếu đến vòng này, startup thực sự đã bước đến thời điểm quan trọng. Công ty startup có thể đạt giá trị trên 100 triệu $ và có thể gọi đến 50 triệu $ hoặc thậm chí là 1 tỷ $ ở series C. Từ lúc này, công ty có thể bước vào cuộc chạy nước rút, gia tăng thị phần và vị trí trên thị trường. Cũng có khả năng lớn là doanh nghiệp sẽ nhận được những lời đề nghị mua lại mang tính chiến lược. Việc này có thể đến từ chiêu mộ tài năng, loại bỏ cạnh tranh về người dùng và vị trí địa lý hay kết hợp nhiều công ty lại với nhau. Lúc này, doanh nghiệp startup sẽ làm việc với các hãng đầu tư lớn nhất hoặc thậm chí là các NĐT của các tập đoàn. Tuy vậy, đây cũng có thể là vòng gọi vốn khó khăn nhất với các nhà sáng lập bởi NĐT sẽ đòi hỏi nhiều hơn và trông đợi một quy trình thẩm định tích cực hơn.


Tin liên quan

Tin mới