Startup là gì, Startup có gì khác so với doanh nghiệp nhỏ?

Chúng ta nghe từ cụm từ startup mọi lúc, mọi nơi trong thế kỷ 21 này, nhưng một số người vẫn đang hiểu sai về Startup. Về cơ bản, start-up là một doanh nghiệp trẻ với mô hình kinh doanh hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Nếu bạn phát triển một dự án độc đáo giải quyết một vấn đề phổ biến chưa được giải quyết, sau đó lập một kế hoạch kinh doanh và nhận được tài trợ, bạn sẽ là một startup. Vậy hãy cùng index.vn phân tích kỹ hơn khái niệm startup là gì và có gì khác với các doanh nghiệp nhỏ nhé.

Startup là gì? Đặc điểm của startup

Startup là thuật ngữ nói về  một công ty khởi nghiệp được khởi đầu bởi một vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội. Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới thành lập, doanh nghiệp startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn để phát triển. 

Từ khi bắt đầu, các startup đều hướng đến mục tiêu không còn là một công ty nhỏ mà sẽ trở thành một doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Có một số công ty startup đạt được mục tiêu đó trong 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty vẫn là startup trong thời gian lâu hơn tùy vào môi trường kinh tế và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Startup là thuật ngữ nói về các "tấm chiếu mới" được khởi đầu bởi một vài người sáng lập
Startup là thuật ngữ nói về các "tấm chiếu mới" được khởi đầu bởi một vài người sáng lập

Đặc điểm của startup là tính sáng tạo, công ty startup cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra. Ý tưởng startup cũng có thể là sự phát triển, đột phá hơn các doanh nghiệp hiện tại.

Một startup cũng phải có tham vọng phát triển mở rộng công ty đến mức lớn nhất có thể, không đặt ra giới hạn cho sự phát triển. 

Các startup thường có khối lượng công việc tương đối lớn so với các doanh nghiệp lâu năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Nguyên nhân là vì nguồn lực khá hạn chế, mỗi người  trong công ty khởi nghiệp phải đảm nhiệm nhiều công việc. Các founder là những người luôn hoạt động hết công suất từ lập kế hoạch đến quản lý, vận hành các nguồn lực doanh nghiệp.

Hầu hết các công ty startup khi bắt đầu khởi động dự án thì đều làm theo một số nguyên tắc giúp cho bước đầu được thuận lợi. Đầu tiên, cần xác định đúng thị trường cho sản phẩm của công ty, bảo đảm đó là thị trường phù hợp, tiềm năng. Thứ 2, người sáng lập phải có sự linh hoạt để ứng phó mọi tình huống có thể xảy ra. Cuối cùng là các công ty startup nên học hỏi kinh nghiệm từ các startup đã thành công và cả thất bại để rút ra bài học, ứng dụng cái hay và tránh được cái dở, cái chưa tốt.

Các giai đoạn phát triển của startup

- Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả Startup. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặt mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu. 

- Thử thách: Sau khi đã định ra hướng đi, các công ty Startup sẽ bắt đầu đối mặt với vô số thử thách. Phần lớn các Startup thường "gãy" ở giai đoạn này.

- Hòa nhập: khi đã vượt qua các khó khăn thì giai đoạn tiếp theo là sự hồi phục, hòa nhập. Ở giai đoạn này, startup đã hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng cải tiến sản phẩm. Công ty lúc này đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh số. Có thể không lãi nhiều nhưng cũng không lỗ.

- Phát triển: đây là giai đoạn mà công ty nào cũng muốn hướng đến sau khi đã trải qua nhiều thách thức. Trong giai đoạn phát triển, Startup sẽ họp lại để bàn bạc, lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu mới, đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự. Do đó, công ty phát triển thần tốc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có cả các giải thưởng trong kinh doanh.

Các loại hình startup phổ biến

Trong thế giới hiện đại của thời kỳ 4.0, nơi mà mọi người đều cố gắng đem lại sự đổi mới, một ý tưởng tốt là chưa đủ để tạo ra một startup thành công. Để hiểu hơn về các tính năng của các công ty khởi nghiệp khác nhau, bạn cần xem xét 5 loại hình sau đây.

Khởi nghiệp kiểu doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp này được tạo ra bởi những cá nhân tự tài trợ vốn cho chính mình. Họ phát triển theo tốc độ của riêng mình và thường có một website tốt nhưng không có ứng dụng. Các siêu thị mini, salon tóc, công ty du lịch… thuộc kiểu startup này. 

Các công ty startup có khả năng tăng trưởng. Điển hình là các startup công nghệ cao. Vì các công ty công nghệ thường có tiềm lực lớn, họ có thể dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.

Các công ty công nghệ có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ giới đầu tư và phát triển thành các doanh nghiệp quốc tế. VD về các startup như vậy gồm Google, Facebook, Twitter... Những công ty khởi nghiệp này tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất và tìm kiếm nhà đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của các ý tưởng của họ.

Khởi nghiệp phong cách sống. Những người có sở thích và mong muốn "làm việc vì đam mê" của họ có thể tạo ra một startup về phong cách sống. Họ có thể kiếm sống bằng cách làm những gì họ thích. Chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về khởi nghiệp phong cách sống. Chẳng hạn như các vũ công mở các trường dạy nhảy online để kiếm lợi nhuận.

Khởi nghiệp hướng xã hội. Những startup này tồn tại bất chấp niềm tin rằng mục tiêu chính của tất cả các công ty startup là kiếm tiền. Vẫn có những công ty được thành lập để làm việc tốt cho cộng đồng và những công ty này được gọi là startup hướng xã hội. Đó là những tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận tồn tại nhờ các khoản đóng góp. 

Khởi nghiệp chuyển nhượng. Trong ngành công nghệ và phần mềm, có nhiều công ty được thành lập để sau này chuyển nhượng cho các công ty lớn hơn. Những gã khổng lồ như Uber, Amazon mua các công ty startup nhỏ để phát triển chúng theo thời gian và nhận được rất nhiều lợi nhuận. 

Thách thức - cơ hội của các Startup

Đặc điểm của startup là tính sáng tạo, công ty startup cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra.
Đặc điểm của startup là tính sáng tạo, công ty startup cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra.

Phải công nhận là hành trình của các công ty khởi nghiệp là vô cùng khó khăn và nhiều thách thức, không phải ai cũng có thể thành công. Khi bắt đầu một dự án startup bạn sẽ phải chấp nhận đầu tư gần như toàn bộ thời gian của gia đình, bạn bè cho công việc. Một thách thức lớn nữa là luôn đi kèm rủi ro, bạn không biết chắc rằng mình sẽ thành công hay "sấp mặt" dù đã đầu tư rất nhiều tiền, thời gian, mồ hôi, nước mắt.

Tuy có nhiều thách thức nhưng cơ hội dành cho những người trẻ, những người dám bứt phá cũng rất lớn. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các startup công nghệ có cơ hội thành công rất cao. Cùng với đó, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn cho startup nếu ý tưởng thật sự ấn tượng. Với sự lan truyền mạnh mẽ nhờ mạng internet, một khi bạn đã thành công ở một thị trường thì chắc chắn nó sẽ được bao phủ trên toàn quốc hoặc toàn cầu nhanh chóng.

Startup có gì khác so với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới?

Điều kiện để phát triển một Startup cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp nhỏ
Điều kiện để phát triển một Startup cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp nhỏ

Startup không giới hạn về thời gian thành lập

Một số từ điển của Anh và Mỹ định nghĩa Startup là doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, “mới” ở đây lại không được quy định là trong bao lâu. Điều này đã dẫn đến nhiều tranh cãi trong dư luận. Nhiều người cho rằng Startup chỉ có tuổi đời 1-2 năm. Dù vậy, thực tế thì thời gian không phải là thước đo xác định một đơn vị kinh doanh nào đó có phải Startup không. Thường thì để trưởng thành và thoát ra khỏi cái tên Startup, các công ty khởi nghiệp sẽ mất khoảng 3 năm. Dẫu vậy cũng có những trường hợp Startup 5 năm mới thoát khỏi cái mác "tấm chiếu mới" để đạt mức tăng trưởng ổn định. Trong khi, những doanh nghiệp mới lại chỉ đơn thuần chỉ những đơn vị sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới bắt đầu.

Startup có ý tưởng đột phá và định vị toàn cầu

Ý tưởng có tính đột phá chính là dấu hiệu nổi bật nhất của Startup. Với các hoạt động khởi nghiệp thông thường, đôi khi người ta chỉ cần một thế mạnh như quán thịt chó ngon nhất phố, phòng gym sang trọng nhất khu vực,… Startup thì khác, nó phải khởi điểm từ một ý tưởng mang nhiều sự sáng tạo, giàu giá trị, như Facebook tiên phong trong nền tảng mạng kết nối con người, hay Google đem lại trải nghiệm tìm kiếm nhanh chóng,… Cũng bởi sự “mới mẻ” và “độc nhất” ngay từ ý tưởng, hầu hết các công ty Startup đều có định vị toàn thế giới.

Startup đòi hỏi nguồn vốn lớn và tốc độ tăng trưởng cao

Với doanh nghiệp nhỏ thông thường, vốn ban đầu có thể không quá lớn, số lượng chủ sở hữu cũng có thể chỉ 1 hoặc một vài thành viên. Ngược lại, Startup đòi hỏi quy mô vốn dày, được kêu gọi theo hình thức chia cổ phần. Cùng nguồn lực và mục tiêu vượt trội, tốc độ phát triển của Startup thường diễn ra rất nhanh. Hơn nữa, quy trình chuyển giao tại Startup cũng thuộc hàng “the flash”, hiếm có doanh nghiệp nhỏ nào có thể bì kịp.

Cũng bởi những đặc thù riêng, điều kiện để phát triển một Startup cũng cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp nhỏ. Người khởi nghiệp là gì? Ngoài việc đảm đương những hành động cần thiết để khởi nghiệp, họ cũng cần có sự chuẩn bị sẵn cho những yếu tố:

Giá trị cốt lõi: Có thể là dịch vụ đặc biệt/ một sứ mệnh muốn truyền tải

Tầm nhìn: nói lên lý do để công ty tồn tại,

Sứ mệnh: Tuyên ngôn của doanh nghiệp với cộng đồng, những giá trị thực sự đem lại cho xã hội

Sản phẩm/ dịch vụ: Chính là sự hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, là cầu nối với thị trường và cũng là cán cân sinh lợi

Thông điệp: Truyền đạt ý niệm của công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin cho khách hàng

Các kỹ năng: Quản lý nhân sự; quản lý tài chính; lập kế hoạch chiến lược…

Và cuối cùng, chìa khóa thành công cho bất kỳ công việc nào, đó chính là nỗ lực không dừng. Con đường khởi nghiệp chắc chắn sẽ nhiều chông gai nên hãy thật bền bỉ để đạt được đích đến cuối cùng!


Tin liên quan

Tin mới