Niên độ là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của niên độ kế toán

Trong lĩnh vực kế toán chúng ta thường nghe đến thuật ngữ niên độ. Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc niên độ có ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải thích giúp bạn niên độ kế toán là gì? Và những nội dung liên quan đến niên độ kế toán.

Niên độ là gì?

Niên độ kế toán còn được gọi với cái tên kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định tính từ thời điểm ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ, khóa sổ để lập báo cáo tài chính.

Niên độ là gì?

Phân loại niên độ kế toán

Căn cứ vào Luật Kế toán năm 2015 thì kỳ kế toán được phân làm 3 loại cụ thể như sau:

- Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.

- Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

- Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Ngoài ra, niên độ kế toán còn được phân làm 2 loại sau:

- Niên độ kế toán đầu tiên: được tính từ ngày được cấp phép hoạt động đến ngày cuối cùng của năm đó.

- Niên độ kế toán cuối cùng: được tính từ ngày đầu tiên của năm đến ngày cuối cùng trước ngày doanh nghiệp bị sáp nhập, giải thể, hoặc phá sản.

Một số quy định đặc biệt của niên độ kế toán

- Niên độ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:

+ Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. Có thể lấy ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu như sau: Doanh nghiệp B được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 12/3/2022 thì niên độ năm đầu tiên của doanh nghiệp B này được tính từ ngày 12/3/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

+ Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.

- Đơn vị kế toán khu bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấp dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực. Ví dụ, doanh nghiệp C có quyết định phá sản vào ngày 19/10/2022 thì niên độ kế toán cuối cùng của doanh nghiệp này được tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày 18/10/2022.

- Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng. Ví dụ cụ thể là, doanh nghiệp C được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp vào ngày 25/11/2021 thì kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp này được tính bằng cách cộng giữa kỳ kế toán năm tiếp theo là năm 2022 với thời gian từ ngày 25/11/2021 đến 31/12/2021.

 Tầm quan trọng của niên độ kế toán

- Niên độ kế toán giúp cho chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin về tài chính của công ty như: tình hình sử dụng vốn và tài sản; hoạt động vận hành tài chính của doanh nghiệp... Qua đó, sẽ đưa ra được các chiến lược tài chính, kinh doanh trong thời gian tiếp theo để mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao nhất.

- Niêm độ kế toán còn giúp việc hoạch toán các số liệu, phân biệt dữ liệu giữa các kỳ kế toán một cách dễ dàng. Niên độ kế toán được xem là dấu mốc để nhân viên kế toán dễ dàng trong việc tra cứu và bảo quản hơn.

Niên độ kế toán giúp cho chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin về tài chính của công ty

- Việc phân loại niên độ kế toán một cách rõ ràng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nhân lực tìm kiếm các tài liệu sổ sách của những kỳ kế toán trước đó.

Như vậy, niên độ kế toán còn có tên gọi khác thông dụng và được sử dụng trong Luật Kế toán 2015 là kỳ kế toán. Đây là thuật ngữ mà bất kỳ những ai làm trong ngạch kế toán đều phải hiểu rõ và nắm chắc các quy định liên quan đến nó. Hy vọng qua bài viết này, đã giúp cho các bạn nắm chắc và hiểu rõ hơn về niên độ là gì? Phân loại và tầm quan trọng của niên độ như thế nào? Và những nội dung liên quan đến niên độ đã được pháp luật về Kế toán quy định.


Tin mới