Chính sách tài khóa là gì? Vai trò, lợi ích của chính sách tài khóa

Nhà nước muốn điều hành chính sách kinh tế ổn định, phát triển cần có sự hỗ trợ của công cụ chính sách tài khóa. Với những người không có sự am hiểu về lĩnh vực tài chính chắc hẳn chưa biết chính sách tài khóa là gì? Vai trò và lợi ích của nó ra sao đúng không nào? Vậy thì hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn đọc qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tài khóa là gì?

Tài khóa tức là chu kỳ 12 tháng có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước, đối với các doanh nghiệp. Từ tài khóa được dùng thay cho các cụm từ "năm quyết toán thuế" hay "năm tài chính".

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal Policy. Chính sách tài khóa là việc chính phủ thực hiện một số biện pháp can thiệp tới hệ thống thuế khóa, chi tiêu của chính phủ với mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế, giữ ổn định giá cả, hạn chế tình trạng lạm phát và góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.

Nói tóm lại, “chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ”.

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa chỉ có Chính phủ (chính quyền trung ương) mới được quyền thực thi. Còn các cấp địa phương trở xuống không có quyền thực thi chức năng này.

Công cụ chính sách tài khóa

Hai công cụ được dùng trong chính sách tài khóa đó là:

  • Thuế
  • Chi tiêu của chính phủ.

Chi tiêu chính phủ

Trong chi tiêu của chính phủ có 2 loại là:

  • Mua sắm hàng hóa dịch vụ
  • Chi chuyển nhượng

Đối với mua sắm hàng hóa dịch vụ

Đối với hạng mục này chính phủ cần phải sử dụng ngân sách để mua sắc trang thiết bị, vũ khí, khí tài phục vụ cho quốc phòng. Bên cạnh đó, chính phủ còn dùng ngân sách để trả lương cho cán bộ nhân viên nhà nước, xây dựng cơ sở giao thông, hệ thống hạ tầng,…

Đối với chi chuyển nhượng

Chính phủ sẽ sử dụng các khoản trợ cấp dành cho những đối tượng đặc biệt như: người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.

Thuế

Thuế là công cụ của chính sách tài khóa.

Có rất nhiều loại thuế đó là: Thuế thu nhập cá nhân, thuế bất động sản, thuế doanh nghiệp,… Nói chung thuế quy tụ thành 2 loại đó là:

  • Thuế trực thu: Loại thuế này sẽ đánh trực tiếp lên tài sản và thu nhập đối với người dân.
  • Thuế gián thu: Loại thuế này sẽ đánh lên giá trị của dịch vụ, hàng hóa trong lưu thông qua hành vi sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.

Thuế có sự tác động lên nền kinh tế theo 2 cách dưới đây:

Thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân. Và cá nhân đó sẽ giảm chi tiêu cho tiêu dùng dịch vụ hàng hóa. Việc này tác động tới tổng cầu và GDP. Theo đó cả tổng cầu lẫn GPD đều giảm xuống.

Do có thuế tác động nên giá cả dịch vụ, hàng hóa bị ảnh hưởng và điều này cũng tác động tới hành vi, động cơ đối với cá nhân.

Trong nền kinh tế vĩ mô chính sách tài khóa đóng vai trò gì?

Chính sách tài khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

- Chính sách tài khóa được gọi là công cụ có tác dụng hỗ trợ chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua các biện pháp quyết sách mua sắm, chi tiêu và thuế.

- Nếu như thị trường thất bại thì chính sách tài khóa sẽ góp phần khắc phục vấn đề này. Đồng thời phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế một cách hiệu quả bằng việc thực thi các chính sách chi tiêu và thu thuế.

- Công cụ này có nhiệm vụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân.

- Chính sách tài khóa với mức tiêu tăng trưởng và định hướng sự phát triển. Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì đều là mục tiêu cuối công cụ này hướng tới.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chính sách tài khóa cũng gặp phải một số điểm còn hạn chế đó là:

Trễ về mặt thời gian

Chính phủ muốn biết được sự thay đổi của tổng cầu cần có thời gian để thống kê, nghiên cứu và phân tích các số liệu của nền kinh tế vĩ mô. Thời gian để làm điều này trong khoảng 6 tháng. Khi đã nhận biết được sự thay đổi thì chính phủ lại cần thêm một khoảng thời gian cụ thể để đưa ra những quyết định liên quan tới chính sách. Tới khi có chính sách sẽ cần phải chờ đợi một thời gian mới có thể nhận thấy sự tác động.

Có 2 vấn đề chính phủ thường gặp phải khi đưa ra quyết định chính sách tài khóa đó là:

  • Việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính thì chính phủ không thể biết được quy mô tác động cụ thể như thế nào.
  • Quy mô này chỉ được chính phủ ước tính dựa trên những con số đã có từ trước đó. Điều này dẫn tới các quyết định trong chính sách tài khóa không được trọn vẹn và giống như mong đợi.

- Nền kinh tế suy thoái tác động rất lớn tới việc tăng chi tiêu của chính phủ. Điều này có thể dẫn tới thâm hụt ngân sách dẫn tới lạm phát, tăng nợ. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế vĩ mô.

- Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong những quyết định tăng, giảm chi tiêu ngân sách bởi nó ảnh hưởng gần như trực tiếp tới đại đa số người dân.

Chính sách tài khóa là công cụ đóng vai trò mật thiết, đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế của đất nước có phát triển được hay không một phần là nhờ vào nó. Mong rằng với những thông tin về chính sách tài khóa thì bạn đọc đã tiếp thu thêm những kiến thức hữu ích.

 


Tin mới