Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác nhau với doanh nghiệp Startup như thế nào?

SME hay SMEs là một thuật ngữ mà ta vẫn thường nghe và được nhắc đến trong nhiều năm qua nhờ sự tăng trưởng “nở rộ" từ các chính sách quan tâm của Nhà nước để thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về SME. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nó, hãy cùng index.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi nói đến doanh nghiệp SME, người ta thường nghĩ đến những doanh nghiệp có số lượng nhân viên ít và sức khoẻ tài chính không quá dồi dào. Tuy nhiên, một số công ty Startup cũng có một số đặc điểm tương tự doanh nghiệp SME. Vậy SME là gì? Và doanh nghiệp SME và Startup có gì khác biệt? Hãy cùng index.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

SME là gì?

SME được viết tắt từ Small and Medium Enterprise. Đây là thuật ngữ chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ, được hiểu là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm này để chỉ cho tất cả các doanh nghiệp cùng quy mô ở mọi ngành nghề và là khái niệm thông dụng trên toàn cầu. 

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 tới 300 lao động, nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi quốc gia, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đất nước mình. 

Doanh nghiệp SME chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp trên toàn cầu và tạo nên 50% công việc cho người lao động.
Doanh nghiệp SME chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp trên toàn cầu và tạo nên 50% công việc cho người lao động.

Các doanh nghiệp SME ngày càng được nở rộ đã giải quyết tối đa vấn đề việc làm cho người lao động. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là tương đổi lớn và nguy cơ phá sản cũng không hề nhỏ.

Trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp toàn thế giới và tạo nên 50% công việc cho người lao động. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng mặt cả trong nước và quốc tế. Trong thực tế, nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn khái niệm giữa doanh nghiệp SME với Startup, tuy nhiên 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. 

Phân biệt doanh nghiệp Startup và doanh nghiệp SME 

Trong thực tế, nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn khái niệm giữa doanh nghiệp SME với Startup, tuy nhiên 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. 
Trong thực tế, nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn khái niệm giữa doanh nghiệp SME với Startup, tuy nhiên 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. 

Chủ sở hữu: Doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) thường được sở hữu bởi cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Còn các Startup (công ty khởi nghiệp) thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần và gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển của mình. 

Mục tiêu kinh doanh: Startup là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và một công ty Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn với tầm nhìn rộng. Mặt khác, một doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm với một quy mô siêu nhỏ, nhỏ hay vừa.

Tốc độ tăng trưởng: Doanh nghiệp nhỏ thường có lợi thế hơn doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng bởi khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên dù không nhiều đột phá như Startup. Mặt khác, công ty Startup thường sẽ mất một khoảng thời gian đầu để có được số lượng người dùng cũng như doanh thu nhất định và thua lỗ cũng là chuyện hết sức bình thường.

Cạnh tranh: Nếu SME không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải độc đáo hay đột phá để sống còn thì với các Startup, việc phát triển buộc phải được tính theo cấp số nhân để đứng vững trên thị trường cũng như thu hút vốn đầu tư. 

Vai trò của các doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế 

Ở mỗi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung có một số vai trò như sau:

  • Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
  • Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Bởi thế, các doanh nghiệp SME được ví như thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
  • Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Các SME thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này trên 95%). Vậy nên, đóng góp của các SME vào tổng sản lượng và tạo việc làm rất đáng kể.
  • Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động.
  • Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những thành phố là trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp SME lại có mặt ở khắp các tỉnh thành, địa phương và là đơn vị đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm cho địa phương.
  • Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp SME thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp SME

Do có vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc gia, nhiều nước đã chú trọng công tác khuyến khích và hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này phát triển.
Do có vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc gia, nhiều nước đã chú trọng công tác khuyến khích và hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này phát triển.

Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng phải chịu những cơ hội và thách thức trong quá trình hình thành và phát triển, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng vậy, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khó khăn ở thời điểm hiện tại.

Thuận lợi

Vì chỉ cần quy mô nhỏ, doanh nghiệp SME sẽ không quá đau đầu trong việc tìm kiếm nhân lực. Cùng với đó là khả năng tiến ra thị trường cũng không quá khó khăn dựa trên nhu cầu của khách hàng với mặt hàng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bảo đảm khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. 

Thời kỳ hội nhập hóa giúp cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nhỏ lớn hơn. Các doanh nghiệp SME cũng có khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường. Ngay cả trước những biến động thì khả năng điều hướng cũng dễ hơn.

Khó khăn

Khó tiếp cận nguồn vốn: Nhiều doanh nghiệp nhỏ liên tục gặp khó khăn trong việc thuyết phục các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và duy trì hoạt động doanh nghiệp. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp SME có xu hướng vay ồ ạt để giải quyết một vấn đề với hy vọng lấy doanh thu bù lại nhưng không thể. 

Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc hội nhập công nghệ cung ứng giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể quản lý cạnh tranh cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro. Thế nhưng, những hạn chế trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất kém kèm bất lợi trong thiếu hụt nhân lực khiến các công ty SME liên tục phải chịu đương đầu với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội kết nối với các công ty FDI. 

Lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp: Có thể nói, các lãnh đạo doanh nghiệp SME chưa thực sự đầu tư kinh phí cho việc triển khai chiến lược Marketing cho thương hiệu, sản phẩm khiến việc cải thiện doanh số vẫn chưa thực sự hiệu quả. Song song đó là vướng mắc về cơ chế thông tin, hạn chế về nguồn lực và công tác quản trị.


Tin liên quan

Tin mới